1. Giá trị của thơ mới (đóng góp của thơ mới):
+ Thơ mới khẳng định một cái tôi cá thể của thi sĩ – cũng là của con người – với nhiều màu sắc, nhiều cung bậc. Trước những quan hệ phức điệu của cuộc đời.
+ Thơ mới tái hiện trong thế giới nghệ thuật một hình tượng thiên nhiên đẹp, sống động mà đượm buồn.
- Cái buồn của cảnh xét đến cùng là cái buồn của lòng người, cái buồn của thi nhân. Đây là cái buồn của thơ lãng mạn nói chung. Mỗi nhà thơ mang một mảnh buồn riêng để rồi hòa hợp cùng cái buồn chung của một thế hệ trí thức đang trong hồn cảnh mất nước, để làm nên cái buồn trong Thơ mới .
- Cái buồn của cảnh vật thiên nhiên còn do quan niệm thẩm mỹ của những thi sĩ lãng mạn. Họ cho rằng: “cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn” như Huy Cận từng nhận xét: “Thiên nhiên, tạo vật buồn, nhưng đôi lúc lại bộc lộ vẻ đẹp kỳ vĩ lạ lùng”.
+ Ẩn sau bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn còn là cả nỗi lòng của thi nhân: yêu thiên nhiên, tha thiết yêu cuộc sống yêu đời và yêu người. Và cao hơn là 1 tình yêu “bàng bạc” đối với quê hương đất nước.
+ Có đóng góp lớn về mặt ngơn ngữ nghệ thuật làm cho tiếng Việt thêm giàu có, thêm tinh tế, thêm đẹp.
* Chú ý: Những giá trị trên sẽ không được kiểm tra trong một đề thi trọn vẹn. Tuy nhiên, cần vận dụng nó một cách linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ khi phân tích vào bài thơ cụ thể.
2 – Hạn chế của thơ lãng mạn (không bàn)II. Những tác giả và tác phẩm: II. Những tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
XUÂN DIỆU(1916-1985) (1916-1985)
Đề 1: Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu.
* Ý 1: Xuân Diệu (1916-1985) sinh tại Vạn gò bội, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Quê gốc ở xã Trảo Nha, huyện Can lộc, tỉnh Hà Tĩnh. XD là 1 tài năng lớn, một trong những nhà thơ lớn của văn học hiện đại VN.
* Ý 2:
- XD mở đầu sự nghiệp và nổi tiếng trên thi đàn VN bằng hai tập: Thơ thơ
(1938), Gửi hương cho gió (1945). Trước cách mạng tháng 8, ông được coi là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).
- Năm 1944, XD tham gia phong trào Việt Minh. Sau CMT8, ông hoạt động trong hội văn hóa cứu quốc, làm thư kí tịa soạn tạp chí “Tiên phong”. Ơng đã từng là đại biểu quốc hội, ủy viên BCH hội nhà văn VN… Năm 1983, XD được bầu là viện sĩ thơng tấn viện Hàn Lâm nghệ thuật cộng hịa dân chủ Đức. Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng văn học hội văn nghệ VN 1954-1955 (tập thơ “Ngôi sao”); giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật (đợt I – 1996).
- Suốt nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, XD đã để lại trong kho tang văn học dân tộc một sự nghiệp lớn lao gồm nhiều thể loại: Thơ, văn xi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật… (khoảng 80 tác phẩm). Sự chuyển biến từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng của XD là con đường tất yếu, tiêu biểu của người trí thức yêu nước, một nghệ sĩ tài năng. Ở cả hai chặng đường trước và sau CMT8, XD đều có những cống hiến to lớn đối với văn học hiện đại VN. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn,
một nhà văn hóa lớn. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của XD trên 2 lĩnh vực: Thơ và văn.
+ Về mảng thơ: Trước CM, XD là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu cho phòng trào thơ mới với những tác phẩm như: “Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió”. Những chủ đề chính của ơng trong thời kì này là: Niềm say mê ngoại giới, khao khát giao cảm với đời và tình yêu cuộc sống (Vội vàng, Giục giã); Nỗi cô đơn, rợn ngợp của cá thể trước không gian mênh mông, thời gian xa thẳm (Lời kĩ nữ); Và một khát vộng tình u vơ biên và tuyệt đích, nỗi đau của một trái tim đắm say, nồng nhiệt mà không được đền đáp sứng đang (Dại khờ, Nước đổ lá khoai…).
Sau CMT8, chân trời thơ XD mở rộng tới những quan hệ xã hội rộng lớn. Từ một nhà thơ lãng mạn bậc nhất của phong trào thơ mới, ông đã trở thành nhà thơ cách mạng và có thơ hay ngay từ những ngày đầu cách mạng. XD chào mừng cách mạng với “Ngọn quốc kì” (1945); “Hội nghị non sơng” (1946). Đây là những áng thơ được viết với tấm lòng hân hoan tràn đầy và chất men say lý tưởng của người nghệ sĩ trong “mối duyên đầu với cách mạng”.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, XD đã có sự đổi mới trong tâm hồn và trong thơ. Tình cảm yêu nước và trách nhiệm cơng dân cũng như lịng thiết tha ca ngợi cuộc đời mới đã nâng sáng tác của nhà thơ lên. Ông say sưa viết về tổ quốc, Đảng, chủ tịch HCM và công cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc, đấu tranh giải phóng nước nhà…. Nhà thơ đã mở rộng diện phản ánh và hệ thống đề tài để viết về cuộc sống mới (các tập thơ: “Riêng chung” (1960); “Mũi Cà Mau – Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1976); “Hồn tôi đôi cánh” (1976).
Từ năm 1960, XD làm tiếp thơ tình u. Trước kia, thơ ơng hay nói đến xa cách, cơ đơn, đổ vỡ, chia ly thì lại nói đến nhiều hơn đến sự chung thủy sum vầy. Sau CMT8, thơ tình XD khơng vơi cạn mà lại có những nguồn mạch mới. Tình của lứa đơi khơng cịn là tình cảm giữa 2 vũ trụ nhỏ cơ đơn mà đã có sự hịa hợp với mọi người. Thơ tình lúc này của XD ít sơi sục, say đắm, nồng nhiệt nhưng lại có thêm những phẩm chất mới: Tình cảm vợ chồng gắn bó, thủy chung, có nhiều niềm vui gắn với cuộc đời…. (Biển, Giọng nói, Đứng chờ em, Dấu nằm…).
Về sáng tác văn xuôi, những tác phẩm như: “Phấn thông vàng” (1939); “Trường ca” (1945) là những tác phẩm suất sắc, XD đã viết theo bút pháp lãng mạn và có lúc bút pháp nghiêng về CN hiện thực (Truyện ngắn Tỏa Nhị Kiều, Cái hỏa lò).
Sau CMT8, XD càng viết nhiều, viết khỏe, viết liên tục và nhiều thể loại hơn. Ngoài truyện ngắn, tùy bút ơng cịn viết nghiên cứu phê bình văn học, giới thiệu và dịch thơ nước ngồi. Ơng đã viết 5 tập bút kí (Kí sự thăm nước Hung, Triều Tiên,…); 16 tập nghiên cứu phê bình văn học (Dao có mài mới sắc, Các nhà thơ cổ điển VN,
…); cùng 12 tập thơ.
Nhìn chung ở lĩnh vực nào XD cũng có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của VHHĐ Việt Nam. XD là một tài năng nhiều mặt nhưng trước hết vẫn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay từ trước CM, “XD là người đem đến cho thơ ca VN
nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan). Bên cạnh việc đưa đến cho thi đàn VN một
nguồn cảm hứng yêu đời dào sạt, một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ, một cái tơi giàu bản sắc, XD cịn là người tìm ra nhiều kiểu cấu trúc hiện đại cho câu thơ
VN, làm phong phú thêm hình thức làm thơ bằng những hình ảnh độc đáo, những nhạc điệu tân kì,… Những cống hiến và ảnh hưởng của XD trong thơ VN hiện đại rất to lớn và sâu đậm.
* Ý3: XD là nhà thơ nêu tấm gương cần mẫn sáng tác, say mê lao động nghệ thuật và khơng mệt mỏi suy nghĩ sáng tạo. Đóng góp của ơng vào tiến trình phát triển của nền VHHĐ VN diễn ra một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đều đặn ở nhiều giai đoạn lịch sử.
===== The end =====
Đề 2: Nêu tóm tắt sự nghiệp văn học của XD. Kể tên 5 tác phẩm của nhà thơ,
ghi rõ năm xuất bản (2 tác phẩm trước CM và 3 tác phẩm sau CM).
* Ý1: XD (1916-1985) quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh, là một trong những nhà thơ lớn của nền VHVN hiện đại.
* Ý2: XD là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Ở phương diện nào ơng cũng có đóng góp đáng kể, nhưng chủ yếu vẫn là thơ ca.
Sự nghiệp văn học của XD có thể chia là 2 thời kì: trước và sau CM.
Trước CM, XD là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Thơ ơng có nhiều cách tân táo bạo và thành cơng rực rỡ. Ơng tiếp thu nhiều thơ ca lãng mạn Pháp, thể hiện một cách chân thành, say đắm “cái tơi” của mình. Thơ ơng đã thực sự thốt khỏi hệ thống ước lệ có tính phi ngã của “Thơ cũ”, đem lại cho “Thơ mới” một luồng gió nồng nàn, sơi sục ít có trong thơ ca truyền thống.
Ơng là nhà thơ tình u số 1 của VN, là người đầu tiên đem đến cho văn chương VN một quan niệm mới về t/y. Tình u bao giờ cũng địi hỏi vô biên, khao khát tuyệt đỉnh và vĩnh viễn.
Kinh nghiệm của Đông và Tây, truyền thống và hiện đại kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp XD khám phá đc nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện đc trong những vần thơ “ít lời, nhiều ý, súc tích như đọng
lại bao nhiêu tinh hoa” (Thế Lữ).
Nếu thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người (Làn thu thủy, nét xuân sơn – Nguyễn Du) thì XD đã làm nên một cuộc cách mạng: lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Quan điểm mĩ học này đã khiến ơng sáng tạo ra nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo, sinh động: “Lá liễu dài như một nét mi”.
Ngồi thơ, XD cịn có những trang văn đầy sức hấp dẫn: Hai tập “Phấn thông
vàng” (1939) và “Trường ca” (1945) giàu chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ
yếu, nhưng cũng có những trang nghiêng về hiện thực: Tỏa Nhị Kiều, Cái Hỏa Lò,… Sau CMT8, XD muốn mở rộng hồn thơ để ôm lấy tất cả. Cũng với cặp mắt “xanh non” và “biếc rờn” ấy, ông say sưa viết về Tổ quốc, về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống pháp và chống Mĩ, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước,… với một tinh thần lạc quan, tin tưởng. Ông đã trở thành một nhà thơ của nhân dân và thơ của ông đã gắn bó với cuộc sống CM.
Trong số chừng 50 tác phẩm mà ông đã để lại, chúng ta có thể kể tên 5 tập thơ tiêu biểu trước và sau CM:
- Gửi hương cho gió (1945) - Riêng chung (1960) - Hai đợt song (1967) - Hồn tôi đôi cánh (1976) ===== The end ===== 2. Tác phẩm THƠ DUYÊN - Xuân Diệu - Đề 1: Từ hiểu biết về “Thơ duyên” của Xuân Diệu hãy:
a. Nêu ý nghĩa hai chữ “Thơ duyên”b. Bình giảng đoạn thơ sau: b. Bình giảng đoạn thơ sau:
Chiều mộng hịa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền
a. Ý nghĩa 2 chữ “Thơ duyên”:
“Thơ duyên” là bài thơ đặc sắc thể hiện nổi bật một hồn thơ XD ở cái thời điểm có thể coi như thánh thiện, trinh nguyên.
“Thơ duyên” mang 1 ý nghĩa thẩm mĩ riêng. “Duyên” vốn là một khái niệm chỉ sự gặp gỡ giữa nam và nữ để rồi nên tình nên nghĩa vợ chồng. “Thơ duyên” là “duyên” ghép đôi với “thơ”. XD đã đem đến cho khái niệm này một ý nghĩa thật mới mẻ. Đó là sự giao hịa, sự đồng cảm giữa thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với con người, con người với con người.
b. Bình giảng:
* Ý1: “Thơ duyên” là bài thơ rút từ tập “Thơ thơ” (1938) – Tập thơ đầu tay của XD. Đây là tiếng nới thiết tha của một tâm hồn trong trắng với mùa thu đẹp, với tình yêu đầu đời, là niềm khát khao đc giao cảm với đời, với người của thi sĩ XD.
Đoạn thơ trích bình giảng ở đây là đoạn đầu của bài thơ. Nó là kết tinh của những gì đặc sắc nhất của XD, vừa là dấu ấn của sự sáng tạo tài hoa, đột suất của thi sĩ:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến, nơi nơi động tiếng huyền
* Ý2: Cả bài thơ là một bức tranh toàn cảnh về buổi chiều mùa thu với đầy đủ cả hình ảnh “chiều mộng, nhánh duyên”, với âm thanh “ríu rít” của tiếng chim, với màu sắc “xanh” của bầu trời và sự chuyển động của vạn vật “nơi nơi động tiếng huyền”. Dưới thấp, trên cao, ở gần, ở xa tất cả đều xơn xao, ríu rít nên thơ, nên mộng, quyện hóa vào nhau tạo nên âm thanh – một sắc màu sống động của mùa thu.
Đoạn thơ đã bộc lộ ngòi bút đầy sáng tạo của một nhà thơ đc coi là “mới nhất” của Thơ mới. Về ngơn từ, chỉ 4 dịng thơ mà xuất hiện nhiều từ ngữ chưa từng có
trong văn chương trước đó: “chiều mộng, nhánh duyên” và đặc biệt là câu thơ “Đổ
trời xanh ngọc qua muôn lá”. Bầu trời xanh đã từng đc nói đến và hiện ra qua bao
ngòi bút của thi nhân, tuy nhiên thật hiếm mấy ai lại cảm nhận và miêu tả sắc xanh ngọc của bầu trời đang đổ xuống, tuôn chảy như thi sĩ XD.
Ở đây người đọc còn bắt gặp một hồn thơ nhạy cảm và rất đỗi tinh tế. Thi sĩ khơng chỉ nhìn ngắm cảnh vật bằng mắt, bằng tai mà bằng cả tâm hồn, cả nỗi lòng dạt dào cảm xúc. Nhà thơ đã lắng nghe đc cả bao âm vang của đất trời, bằng toàn bộ “tâm cảm” rất tinh tế của mình. Chỉ có như vậy thi sĩ mới thấy đc “chiều mộng, nhánh
duyên, đổ trời xanh ngọc” và mới cảm nhận đc bao âm thanh huyền diệu của cuộc
sống mà không phải thi sĩ nào cũng dễ dàng cảm nhận đc. Có lẽ bởi vậy mà tất cả cái ríu rít, cái quấn quýt, cái âm vang của chiều thu như đang hòa nhập làm một với tâm hồn đa cảm của thi sĩ XD, một tâm hồn dường như đang bén duyên với cuộc đời, với thiên nhiên, đắm say với vạn vật và đang ngân lên thành nhạc, hiện lên thành hình, thành cảnh vật sống động.
Bằng tài năng và sự mẫn cảm, XD đã đem đến cho người đọc một bức tranh chiều thu đẹp, trong sáng, tười tắn, xinh xắn và có sức lay lịng người đến vậy. Nó là tất cả sự náo nức, dào dạt của trời thu quyện với lòng người và trong chiều sâu của nó ta nhận ra một tâm hồn thi sĩ đang khao khát tuyệt đỉnh đc giao cảm với đời, với người.
Buổi chiều là đề tài quen thuộc của thi ca xưa cũng như nay. Quãng thời gian đặc biệt ấy là lúc chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ngày và đêm. Bởi vậy mà nó đi vào thơ ca với nỗi buồn cô quạnh, thê lương. Thơ XD cũng vậy, duy chỉ có “Thơ duyên” nằm trong số ít những bài thơ viết về buổi chiều mà không gợi cái cảm nhận về một nỗi buồn hiu hắt.
* Ý3: “Thơ dun” nói chung, đoạn trích bình giảng ở đây nói riêng, đã đem đến cho người đọc một cảm nhận mới về một buổi chiều thu trong thơ ca. Đoạn thơ đã bộc lộ một cách chân tình lịng u đời, u cuộc sống và niềm khao khát giao cảm với đời của thi sĩ XD – nhà thơ mới nhất của Thơ mới.
===== The end ===== VỘI VÀNG