* Gợi ý: Có 2 cách làm bài: a. Cách 1: - Chép theo trí nhớ: + Phiên âm: Tảo giải (I)… (II)… + Dịch nghĩa: Giải đi sớm (I)… (II)… + Dịch thơ: Giải đi sớm (I)… (II)… - Phân tích bài thơ: + Ý1:…
+ Ý2:… + Ý3:…
b. Cách 2:
* Ý1: Giới thiệu tập thơ: NKTT là tập NK bằng thơ gồm 133 bài thơ bằng tiếng Hán của HCM. Tập thơ đc HCM viết trong thời gian hơn một năm trời (từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943) khi Người bị cầm tù trong nhà lao tỉnh Quảng Tây – TQ dưới thời Tưởng Giới Thạch.
Trong thời gian hơn 1 năm tù đày ấy, HCM đã bị giải qua hầu khắp các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Không thể kể hết bao nỗi đọa đày, đau khổ mà Người từng phải chịu đựng để vượt qua những quãng đường xa xôi trong những đợt chuyển lao kia. Vậy mà có một điều thật thú vị là nhiều bài thơ trong tập thơ tù kia đã đc khơi nguồn cảm hứng từ chính những cuộc chuyển lao gian khổ ấy. “Tảo giải” là một trong những bài thơ như thế.
(I)… (II)… + Dịch thơ:
(I)… (II)…
* Ý2: Có thể quan niệm “Tảo giải” I và II là 2 bài thơ độc lập, viết theo thể liên hồn. Tuy nhiên cũng có thể quan niệm, đây là một bài thơ hoàn chỉnh, được cấu tạo bởi hai phần, mỗi phần diễn tả một chặng của cả cuộc hành trình chuyển lao trong đêm tối. Nếu coi đây là một bài thơ bạn đọc sẽ nhận ra một cách đầy đủ, sâu sắc về
nhân vật trữ tình – con người NAQ – hiện ra với những phẩm chất tuyệt đẹp, trong thi phẩm đặc sắc này.
- Chặng thứ nhất của cuộc hành trình chuyển lao được mở ra bằng bức tranh thiên trong không gian, thời gian vào lúc nửa đêm:
Gày gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn
Âm thanh tiếng gà vừa gọi ra cái thời gian chuyển lao vào lúc nửa đêm, vừa gợi ra sự vắng lặng, sự tĩnh mịnh của đêm tối. Bức tranh đêm tối càng được tô đậm thêm, càng hiện ra rõ nét trong cảm nhận của người đọc với sự xuất hiện của hình ảnh chịm sao và vầng trăng. Bức tranh thiên nhiên đêm tối hiện ra trong thơ thể hiện rất rõ một hồn thơ rất phương Đông, rất cổ điển của người tù – thi sĩ HCM.
Qua bức tranh đêm tối, ta thấy vẻ đẹp nơi tâm hồn người tù rất nghệ sĩ: Người tù đi trên đường chuyển lao, nhưng đôi mắt lại đang ngước lên bầu trời. Thể xác của người tù ở trên đường mà tâm hồn bay lên vời vợi cùng với trăng và sao. Qua sự cảm nhận của tâm hồn người tù HCM, trăng và sao – những vật vô tri – hiện ra như những sinh thể sống động. Vậy là người tù bị chuyển lao vào lúc nửa đêm mà như vơi bớt bao nỗi niềm cô quạnh, đơn côi. Vốn là những người bạn rất đỗi chi kỷ của Người cũng đã cùng Người cất bước lên đường. Qua bức tranh thiên nhiên đêm tối hình tượng nhân vật trữ tình, nhà thơ hiện ra ở đây với tâm hồn rất nghệ sĩ (Biểu hiện chất thép – gián tiếp!)
Hiện ra trong bức tranh thiên nhiên đêm tối là hình ảnh rất đẹp của Người tù cách mạng:
Người cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió ngàn
Câu thơ dịch đã không diễn tả hết cái ý nghĩa sâu sắc của câu thơ trong nguyên tác. Là một “Tù nhân” nhưng HCM đã tự coi mình là “chinh nhân” – Người đi tranh đấu. Con đường chuyển lao của người tù đc Người cảm nhận là “chinh đồ” – con đường tranh đấu. Hình ảnh của người tù kia hiện ra trong đêm tối ấy thật đẹp: Người xuất hiện trong tư thế hồn tồn chủ động chứ khơng phải là bị động (bị chuyển lao), chủ động xuất hiện “dĩ tại” trên con đường chuyển lao “chinh đồ thượng”. Cũng hồn tồn chủ động đón nhận những gian khổ của đêm thu lạnh giá mang lại: mặt ngẩng lên đón từng trận, từng trận gió lạnh đêm thu. Những điệp ngữ (chinh nhân, chinh đồ) và điệp từ (trận) đã tạo ra một âm hưởng hùng tráng, rắn rỏi, trắc khỏe, vừa diễn tả cái tư thế hùng dũng của một người tù cộng sản, vừa diễn tả những bước đi rắn chắc, khỏe khoắn mang đầy dũng khí, rất đường hồng của người tù HCM trong đem chuyển lao kia. Hai câu thơ trong chặng I của hành trình chuyển lao đã thể hiện rất rõ tư thế, phong thái, phẩm chất của một người tù CM. Người tù HCM ở đây đã vượt lên những thử thách, những gian khổ của một cuộc chuyển lao trong đêm thu lạnh buốt với một ý chí, một nghị lực, một dũng khí thật phi thường (Biểu hiện chất thép – trực tiếp!)
- Kết thúc chặng I của cuộc hành trình chuyển lao đã chuyển sang chặng thứ II. Trong sự hình dung, tưởng tượng của mỗi người đọc chúng ta, có lẽ chặng thứ II xuất hiện với nhiều gian nan, gian khổ hơn. Bởi lẽ, càng đi xa hơn thì người tù càng mệt hơn – nhất là người tù ở độ tuổi như Bác – trên người lại đeo gơng, xiềng xích nặng
nề, vả lại càng về khuya đêm thu càng lạnh. Vậy mà chặng thứ II lại bất ngờ mở ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên vào lúc rạng đông với những máu sắc thật tươi tắn, thật sống động:
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đem tàn sớm sạch khơng
Bức tranh thiên nhiên hiện ra với 2 gam màu chủ đạo: màu trắng đục của sương đêm và màu hồng của ánh bình minh đang tỏa rạng phía trời đơng. Bức tranh thiên nhiên hiện ra tươi tắn, đầy sức cuốn hút. Bức tranh ở đây không tĩnh mà chuyển động rất nhanh, rất mau lẹ: màu hồng của mặt trời đã xua tan màu trắng đục của đêm thu tự lúc nào, giờ chỉ còn lại một sắc hồng rực rỡ. Sự chuyển động của thiên nhiên, sự đổi thay của thiên nhiên muôn đời vẫn thế. Nhưng cảm nhận sự chuyển động ấy thế nào lại tùy thuộc vào chính con người. Bức tranh thiên nhiên kia đã làm hiện ra cả một tâm hồn rất đẹp của người tù cộng sản HCM. Nơi tâm hồn của con người ấy, luôn cảm nhận thiên nhiên trong sự vận động rất khỏe khoắn, một sự vận động mang tính CM: Từ cái u ám của đêm thu vận động đến cái màu sắc sáng hồng, nồng ấm. Nghĩa là từ bong tối vận động, chuyển động đến ánh sáng. Có lẽ cũng vì vậy, cái màu hồng đang tỏa rạng phía trời đơng kia trong tứ thơ này khơng đơn giản chỉ là màu hồng của mặt trời, màu hồng của tự nhiên mà còn là màu hồng của tương lai, của ánh sáng CM. Có hiểu như thế ta mới nhận ra sâu sắc hơn vẻ đẹp trong tâm hồn người tù kia. Một người tù trong cảnh ngộ bị chuyển lao trong đêm tối nhưng từ thẳm sâu trong tâm hồn vẫn trào dâng một niềm tin ấm áp, tươi sáng về ngày mai, về tương lai.
Kết thúc chặng thứ II và cũng là kết thúc cả bài thơ viết về cảnh chuyển tù là hình ảnh tự họa rất đẹp của người tù đi trong đêm tối ấy:
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng
Trong cảm nhận của người tù, cả vũ trụ đc bao phủ một hơi ấm đến “bao la”, đến nồng nàn. Và từ trong tâm hồn của người tù đang trào dân niềm thi hứng – cảm hứng thơ ca – đến nồng nàn, bất tận. Đây là thơcủa người tù trong đêm chuyển tù. Vậy mà kết thúc bài thơ tù ta khơng thấy hình ảnh của một tù nhân, cũng khơng thấy hình ảnh của lính canh áp giải và cả hình ảnh xiềng xích, gong cùm. Ta chỉ thấy sừng sững, mồn một hình ảnh của một thi nhân, tâm hồn đang trào dâng niềm thi hứng bất tận trước những vẻ đẹp của thiên nhiên. Hiện ra ở đây không phải là tâm hồn, nhân cách của một thi nhân bình thường mà là của một thi nhân rất lớn lao. Phải có một dũng khí lạ lùng, một bản lĩnh gang thép lắm mới có thể vượt lên những gian khổ đối với một người tù để thể hiện một cách trọn vẹn tư thế, tâm hồn của một thi nhân. Tâm hồn của HCM là vậy, chiến sĩ và nghệ sĩ ln gắn bó, hịa quện với nhau. Vẻ đẹp thơ Bác là vậy: “Tình” và “thép” ln gắn bó, hịa lẫn trong nhau, ln tỏa sáng trong thơ để làm nên sức cuốn hút lạ kì đối với người đọc chúng ta. Lời nhận xét của nhà thơ Hồng Trung Thơng rất thỏa đáng, rất sâu sắc ở ngay trường hợp thi phẩm này:
Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mơng bát ngát tình
* Ý3: “Tảo giải” là một thi phẩm đặc sắc, cho ta thấy tâm hồn rất đẹp, cũng như nhân cách, cốt cách cao đẹp của HCM. Đó là tâm hồn, là cốt cách của một nghệ sĩ lớn
– một chiến sĩ CM lão thành. Bài thơ cũng thể hiện tập trung một nét phong cách rất đẹp của thơ HCM: rất cổ điển và cũng rất hiện đại.
=== The end === MỘ
(Chiều tối)
Đề 1: Hãy chép theo trí nhớ phiên âm tiếng Hán, dịch nghĩa, dịch thơ bài
Mộ. Phân tích bài thơ.
* Ý1: - Giới thiệu tập NKTT (Như bài Tảo giải): …“Mộ” là một trong những bài thơ như thế.
* Ý2: - Qua tâm hồn người tù – chiến sĩ, bức tranh thiên nhiên noi xóm núi vào chiều tối hiện ra thật sống động và đầy tâm trạng:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chịm mây trơi nhẹ giữa tầng khơng
Bức tranh thiên nhiên ở đây hiện ra với một cách chim đang bay về tổ phía rừng xa. Một chòm mây tưởng chừng như đang đứng lặng giữa bầu trời. Chỉ với 2 nét vẽ, bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng hiện ra thật đặc sắc. Chỉ qua vài nét vẽ, một cách nhìn, bức tranh thiên nhiên mang đầy tâm trạng: Đôi cánh chim chứa đựng cả sự mỏi mệt sau một ngày dài kiếm ăn đang cố bay về tổ; chịm mây thì cơ đơn, lẻ loi, nặng nề như khơng cất mình lên đc giữa bầu trời. Bức tranh thiên nhiên hiện ra với những nét đẹp nhưng đượm buồn, nặng nề, ảm đạm. Bức tranh thiên nhiên kia đã họa rất đúng tâm trạng của người tù đang đi trên đường chuyển lao vào lúc chiều tối ấy. Có lẽ người tù sau một ngày trên lộ trình đã thấm mệt và lúc này đây (lúc chiều tối) vẫn chưa đc nghỉ. Người buồn, mệt mỏi nên bức tranh hiện ra qua tâm hồn ấy có phần cơ quạnh, nặng nề, ảm đạm là dễ hiểu. Tuy nhiên, qua bức tranh cảnh vật đc tái hiện trong thơ ta lại nhận ra sâu sắc một điều: Nơi tâm hồn HCM ln tìm thấy một sự đồng cảm lớn lao với thiên nhiên, với tạo vật, dù trong bất kì cảnh ngộ nào. Tâm hồn Người luôn hướng về tự nhiên, ln tìm thấy sự hịa hợp giữa cảnh và người. Cũng bởi vậy, ánh mắt của người tù đang dõi theo cách chim kia còn biểu lộ cả một niềm khao khát, một sự sum họp, sum vầy của một người tù nơi đất khách quê người, cịn có cả một niềm khao khát cháy bỏng về tự do. Cảm thức về tự do trong tâm hồn HCM luôn thường trực, luôn đau đáu. Cách chim chiều này đang bay giữa bầu trời như đang trỗi dậy niềm khao khát tự do bình thường mà tha thiết của một con người rất nhân thế, rất Người.
- Từ bức tranh thiên nhiên, tứ thơ chuyển sang bức tranh sinh hoạt bình dị của đời sống con người nơi xóm núi:
Cơ em xóm núi xay ngơ tối Xay hết lị than đã rực hồng
Hình ảnh của con người – cơ gái xóm núi – xuất hiện như đem lại sức sống ấm áp cho bức tranh cảnh vật. Hơn nữa, con người ở đây lại đang trong tư thế lao động “xay ngô” làm cho bức tranh sinh hoạt trở nên chuyển động, sống động và có phần náo nức. Sự xuất hiện của con người trong công việc lao động như đẩy lùi, xua tan những cảm giác về sự ảm đạm, cô quạnh, nặng nề mà bức tranh thiên nhiên trong hai
câu thơ đầu đem lại. Hình tượng thơ cũng như giai điệu thơ ở đây đầy sức gợi. Điệp ngữ “ma bao túc” rồi “bao túc ma hồn” vừa gợi lên vịng quay đều đều của cối xay ngô, lại vừa gợi lên rất rõ cái âm thanh đều đặn vang lên từ cối xay ngô. Bức tranh sinh hoạt bình dị của đời sống con người ở đây cho ta nhận ra những tâm trạng rất xúc động, cảm động của chủ thể bức tranh ấy. Đối với HCM, dường như tất cả những gì bình dị, bình thường của đời sống con người – ngay cả những con người nơi đất khách – cũng khơng nằm ngồi sự quan tâm, sự đồng cảm lớn lao. Điều ấy có nghĩa là, tâm hồn của người tù kia luôn hướng về cuộc sống, ln tha thiết với những gì thuộc về cuộc sống của con người. Bác vĩ đại mà bình thường như một con người trần thế là vậy. Kết thúc bức tranh sinh hoạt – cũng là kết thúc bài thơ, là hình ảnh rực rỡ của lị than rực hồng. Chữ “hồng” ấy có thể coi là một “nhãn tự”, một hình ảnh trung tâm của bài thơ. Ánh sáng rực rỡ của lò than đang tỏa rạng, làm hiện rõ thân hình người thiếu nữ, làm bừng sáng cả bức tranh cảnh vật. Hình tượng thơ ở đây đã phản chiếu một vẻ đẹp tuyệt mĩ nơi tâm hồn lãnh tụ. Cảnh vật thì đang chuyển động từ chiều tối đi vào đem tối. Nhưng hình tượng thơ lại vận động theo chiều ngược lại: từ bóng tối đi đến ánh sáng rực rỡ. Đây là sự chuyển động mang tính phổ biến trong thơ HCM. Một sự vận động mang tính CM, thể hiện một phẩm chất rất đẹp của tâm hồn HCM. Đó là một tâm hồn luôn hướng về tương lại, hướng về ngày mai, hướng về những gì sáng lạn của cuộc sống và CM. Với một chữ “hồng” kết thúc bài thơ, từ vẻ đẹp cổ điển thi phẩm này đã mang một vẻ đẹp mới của những ánh thi ca hiện đại.
* Ý3: Bài thơ là tiếng nói cất lên từ lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của HCM. Đồng thời nó cịn thể hiện niềm tin, ln hướng về tương lai, hướng về ngày mai của vị lãnh tụ vĩ đại.
Thi phẩm này còn thể hiện tập trung nét phong cách rất đặc sắc của HCM: rất cổ điển mà cũng rất hiện đại.
=== The end ===
TÂN XUẤT NGỤC, HỌC ĐĂNG SƠN
(Mới ra tù tập leo núi)
Đề: Hãy: