chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sau khi ý nguyện đã thành, quản ngục nhận lời khuyên của
HC: phải thoát khỏi nghề này để giữ trọn “lương thiện”.
Thiên truyện ngắn kết lại bằng một cử chỉ dầy xúc động của VQN. Y vái người tử tù một vái, rồi chắp tay nói một câu mà dịng nước mắt gỉ vào kẽ miệng: “Kẻ mê
muội này xin bái lĩnh”. Cảnh tượng này chứng tỏ sự cảm hóa mãnh liệt của cái đẹp,
của văn hóa. Nó cũng chứng tỏ vẻ đẹp, thiên lương của tâm hồn VQN: cảm nhận sâu xa giá trị của cái đẹp, giá trị của văn hóa.
* Ý3: Hình tượng quản ngục đc NT miêu tả như là đốm sáng nơi ngục tối, như là một bong sen lạc giữa chốn bùn nhơ. Chính “Tam vị nhất thể” này đã làm phát lộ trọn vẹn nhất tư tưởng nghệ thuật của NT, cũng như chủ đề của thiên truyện.
Hình tượng quản ngục đã làm rõ một ngun lí ở đời: mơi trường đen tối khơng phải lúc nào cũng tha hóa đc con người nếu con người giữ đc lương tri và một tình yêu với cái đẹp. Đây chính là một khát vọng thiết tha của NT gửi trong thiên truyện này.
===== The end ===== HAI ĐỨA TRẺ
- Thạch Lam -
Đề 1: Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa
trẻ”. Từ đó nêu lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.
* Hai nội dung:
a. Phân tích bức tranh phố huyện:
- Bức tranh thiên nhiên (lướt qua). - Bức tranh đời sống con người:
+ Cảnh chợ tàn
+ Trời nhá nhem (sự xuất hiện những con người) + Đêm tối (những đốm sáng leo lét)
b. Nêu lên giá trị nhân đạo:
- Sự đồng cảm của nhà văn.
- Tin vào những bản chất tốt đẹp của con người (khát vọng tốt đẹp).
* Ý1: Thạch Lam là một trong những cây bút xuất sắc của văn xi VN giai đoạn 30-45. Tiếng nói văn học nhỏ nhẹ, điềm tĩnh mà sâu lắng của ông đã để lại nơi tác phẩm của nhà văn nhiều dư ba, nhiều ám ảnh trong tâm hồn người đọc. “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc thể hiện khá tập trung cho tư tưởng nghệ
Bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong cảm thức của người đọc. Đồng thời thể hiện một cách tập trung giá trị nhân đạo của tác phẩm.
* Ý2: - Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta nhận thấy bửctanh miền quê phố huyện nghèo đc mở ra trong một không gian, một thời gian đầy cảm xúc: không gian buổi chiều tà. Trong cái không gian đầy gợi nhớ ấy, miền quê phố huyện kia hiện ra với “Một chiều êm ả như ru”. Rồi đêm tối lại về “một đêm mùa hạ êm như nhung và
thoảng qua gió mát”. Chỉ với một vài nét vẽ, ngịi bút tài hoa của TL đã dựng lên một
bức tranh q bình dị, thân quen và khơng thiếu những nét thơ mộng.
Phố huyện không chỉ hiện ra với những nét đẹp bình dị của thiên nhiên một miền quê như ta vừa nói, mà cịn hiện ra với một bức tranh sinh hoạt của đời sống con người rất sống động, chân thực và gợi nhiều suy ngẫm đối với người đọc.
Trước hết, đời sống nơi phố huyện kia hiện ra rất rõ nét với khung cảnh của một buổi chợ tàn “người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”. Trên bãi đất trống không – nơi họp chợ - chỉ còn lại “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía” cùng cái mùi âm ẩm bốc lên từ đất. Trên cái khung cảnh điêu tàn của bãi chợ xuất hiện hình ảnh mấy đứa trẻ con của những nhà nghèo cạnh chợ. Chúng đang “cúi lom khom trên mặt đất, đi lại tìm tịi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng đc của những người bán hàng để lại”.
Cảnh chợ tàn nơi phố huyện kia đã gợi ra rất rõ về một cuộc sống đói nghèo, xơ xác, cơ cực, lầm lụi.
Lúc trời nhá nhem, cuộc sống nơi phố huyện ấy càng hiện rõ với những nét buồn đến nao long người. Như bao buổi muộn, những con người nơi phố huyện ấy lại hiện ra. Bác phở Siêu đang nhóm lại lửa để chuẩn bị bán hàng. Mẹ con chị Tí đang đội chiếc trõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc ra dọn hàng. Gia đình bác Sẩm đang ngồi trên manh chiếu rách. Chị em Liên đang ngồi trước quầy hàng tạp hóa nhỏ xíu, cần mẫn đếm lại từng phong thuốc lào, từng bánh xà phòng cùng với những đồng tiền ít ỏi sau một ngày bán hàng. Bà cụ Thi hơi điên mua rượu uống rồi cứ cười khanh khách đi lẩn chìm vào bóng tối. Hình ảnh những con người hiện ra ở đây gợi ra một cuộc sống tù đọng, đơn điệu. Hóa ra ở cái phố huyện ày, chiều tối nào cũng vậy, cũng chỉ từng ấy con người và mỗi người lại lặp đi lặp lại cái công việc của chiều hôm qua, hôm kia,… để rồi lại lặp lại ở chiều mai. Một nhịp sống sao mà buồn tẻ, sao mà quẩn quanh đến vô vị.
Đêm tối đã về, cả cái phố huyện kia chìm ngỉm trong bong đêm. Người ta chỉ còn nhận ra cuộc sống nơi đây qua những đốm sáng leo lét, lay lắt: Đốm sáng từ cái bếp lò của bác phở Siêu, từ ngọn đèn dầu nơi chõng hàng của mẹ con chị Tí và ánh sáng ngọn đèn leo lét hắt lên từ quầy hàng của chị em cơ bé Liên. Ngịi bút TL đầy dụng công khi miêu tả ngọn đèn dầu nơi chõng hàng của chị Tí, chỉ “chiếu sáng một vùng đất cát” bé nhỏ đc trở đi trở lại tới mấy lần trong thiên truyện. Đây là một chi tiết đầy ám ảnh. Ánh sáng bé bỏng, lay lắt, leo lét của ngọn đèn kia hay cũng chính là những kiếp người bé nhỏ sống lay lắt, mù tối trong cái đêm trường “của xã hội cũ”?
Như bao đêm, chị em L đã buồn ngủ díu cả mắt, vẫncố thức để đợi chờ đc xem chuyến tàu đi qua phố huyện rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Trong giấc ngủ ngây thơ của L, hình ảnh ngọn đèn nơi chõng tre của chị Tí cứ ẩn hiện, chập chờn, chập chờn.
- Ẩn sau bức tranh phố huyện nghèo ấy là cả một tấm long nhân ái, nhân đạo ấm áp tình đời, tình người của nhà văn TL. Đó cũng là sự kết tụ tập trung nổi bật lên giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
Trước hết, ta cảm nhận đc từ bức tranh quê là cả một sự đồng cảm chân thành, sâu sấccủ TL với số phận những con người sống gắn bó với miền quê phố huyện. Không hiểu, không đồng cảm nhà văn không thể miêu tả bức tranh quê ở đây chân thực, sống động đến vậy. Không đồng cảm sâu sắc nhà văn không thể miêu tả những kiếp người lầm lụi, lầm than chân thực và sống động đến vậy. Bao tâm trạng của cô bé L, những nỗi niềm buồn tủi về một cuộc song nghèo tù đọng đc nhà văn viết bằng chính tâm trạng của mình.
Ngịi bút TL, khi miêu tả bức tranh nơi phố huyện cũng bừng sáng một niềm tin mãnh liệt vào những gì tốt đẹp, trong tâm hồn những người lao động. Niềm tin ấy được tác giả thể hiện nổi bật nhất, khi miêu tả tâm trạng chờ tàu của bé L. Đêm nào cũng vậy, dù đã buồn ngủ díu mắt, L vẫn cố thức chờ tàu về, dù khơng chờ đón ai trên chuyến tàu. Con tàu với “các toa đèn sáng trưng,chiếu sáng cả xuống đường”, với tiếng cười nói huyên náo của khách đi tàu, với tiếng tàu rít lên trong đêm. Qua tài tưởng tượng ngây thơ của L đã trở thành một thế giới khác chan hòa ánh sáng, rộn ràng tiếng cười và niềm vui. Nó khác hẳn với cái phố huyện tù đọng, nhạt nhẽo và tăm tối này. Điều ấy có nghĩa là, dù sống trong hồn cảnh đói nghèo, tăm tối và tù đọng. Nhưng chị em cô bé L – cũng như bao người lao động nơi phố huyện kia vẫn luôn hi vọng, khao khát hướng về một cuộc sống tốt đẹp, trong sáng và hạnh phúc hơn. Một triết gia nào đó đã từng nói rất trí lý rằng: “Chờ đợi bao giờ cũng đáng sợ. Nhưng còn
đáng sợ hơn gấp ngàn lần nếu cuộc đời chẳng có gì mà chờ”. Quả đúng như vậy! cho
dù những khao khát, chờ đợi của cô bé L chỉ là tưởng tượng, chỉ là thoáng qua. Nhưng nếu tắt nốt niềm tin và hi vọng ấy thì có lẽ cái đói nghèo, tăm tối sẽ nghiền nát những con người nơi phố huyện kia. Như vậy, chính niềm tin, hi vọng mãi khắc khoải, mãi bừng sáng trong long đã trở thành điểm tựa tinh thần để cho chị em L và bao con người tội nghiệp nơi phố huyện ấy trụ vững trong cuộc sống và bước tiếp, cho dù cuộc sống cịn đói nghèo, tăm tối. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc nhất, nhân bản nhất mà nhà văn TL gửi gắm trong “hai đứa trẻ”.
* Ý 3: Bức tranh quê nơi phố huyện thật gần gũi, bình dị, bình thường. Nhưng đó là nét vẽ đặc sắc, mà TL đã góp phần, để hồn tất bức tranh về nơng thơn VN những năm trước cách mạng. Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm đã đem lại sức sống trường tồn cho truyện ngắn đặc sắc này.
B. THƠ LÃNG MẠN (Thơ mới).