Xuân Diệu Đề 1: Bình giảng đoạn thơ sau:

Một phần của tài liệu chuyên đề tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn (do giảng viên trường đhsp hà nội dạy)! (Trang 35 - 38)

Đề 1: Bình giảng đoạn thơ sau:

Ta muốn ơm!

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình u Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi

* Ý1: Từng đc nhận xét là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, XD đã đóng góp cho VHVN hiện đại nhiều tác phẩm đặc sắc và có giá trị. “Vội vàng” – một bài thơ rút từ tập “Thơ thơ” là thi phẩm bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của XD, một hồn thơ “say đắm t/y, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt” (Hồi Thanh).

Đoạn thơ trích bình giảng ở đây, là phần cuối thi phẩm đặc sắc này:

Ta muốn ôm!

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi.

* Ý2: Đặt cho bài thơ tựa đề “Vội vàng”, chính là cách để thi sĩ XD tự bộc bạch một quan niệm sống của chính mình.

Cấu tứ của bài thơ gồm hai phần. Ranh giới của hai phần ấy đặt ở 3 tiếng “Ta muốn ơm!” Ở phần trên là sự luận giải lí do vì sao cần sống vội vàng. Cịn phần dưới bộc lộ trực tiếp cái hành động “vội vàng” ấy. Thi sĩ cũng đã có ẩn ý khi chọn cách xưng hô ở mỗi phần. Trên xưng “tôi” – đối thoại với mọi người. Dưới xưng “ta” – đối thoại với sự sống.

Cả đoạn thơ diễn tả những cảm xúc mãnh liệt, những ham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt, vồ vập khơng thể che giấu. Đó là cả một cuộc “tình tự” với tự nhiên, “ái ân” với sự sống của cõi lòng ham sống, khát sống trào dâng trong XD. Nếu để chọn một đoạn thơ mà trong đó cái giọng sơi nổi, bồng bột, vồ vập của XD đc thể hiện đầy đủ nhất, nổi bật và ấn tượng nhất thì chính là đoạn thơ này. Ở đây ta bắt gặp cả giọng nói và nhịp đập rộn rã của trái tim thi sĩ, nó hiện ra qua những lớp sóng ngơn từ đan chéo, giao thoa, tạo thành những đợt sóng vỗ mãi vào tâm hồn người đọc.

Câu thơ “Ta muốn ơm!” chỉ có 3 tiếng và đc đặt chính giữa dịng thơ, hẳn có dụng ý? XD muốn tạo dựng hình ảnh cái tơi đầy ham hố, nổi bật, đang đứng giữa trần gian, mở rộng vịng tay để ơm cho hết, cho khăp, gom cho thật nhiều mọi cảnh sắc mơn mởn của trần thế vào chọn lịng ham muốn đến vơ bờ của nó. Điệp từ “ta muốn” được lặp đi lặp lại với mật độ thật dày và cũng thật thỏa đáng, hơn thế mỗi lần điệp lại, nó lại đi với một động thái yêu thương, tình cảm ngày càng tăng tiến: “Ôm - riết – say – thâu - cắn”, nó càng làm cho nhịp thơ mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn hơn. Câu thơ “Và non nước, và cây và cỏ rạng”, ngỡ như có sự thừa từ của liên từ “và”. Nhưng đây chính là sự sáng tạo mới của nhà thơ XD. Sự xuất hiện của những từ “và” thể hiện nguyên trang cái giọng nói, cái khơng khí của nhà thơ. Nó góp phần tơ đậm, khắc nét thêm sắc thái cá nhân trong hồn thơ XD. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi dói cái cảm xúc ham muốn tham lam đang trào dâng mãnh liệt trong lồng ngực yêu đời của thi sĩ.

Câu thơ:

Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Cũng tràn đầy những lớp sóng ngơn từ, đã diễn tả niềm khao khát cháy bỏng là muốn thâu tóm lấy tất cả những gì tươi đẹp nhất của sự sống. Đó là mùi hương thơm ngát, là sắc màu trong sáng, là âm thanh trong trẻo của cuộc đời, của “thời tươi”. Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng dần đã nhấn mạnh động thái hưởng thụ, thỏa thê: “chếnh

choáng, đã đầy, no nê”. Và rồi cảm xúc dâng tới trào. Lên tới đỉnh điểm, ngỡ như

khơng thể ghìm nén nổi:

Hỡi xn hồng! Ta muốn cắn vào ngươi

Đến đây, thi sĩ XD đã hiện ra đầy đủ, trọn vẹn như một tình lang vừa trải qua một cuộc tình - cuộc tình với sự sống, với thiên nhiên. Câu thơ như tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, hay chính là tiếng nói của một tâm hồn u đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ XD.

* Ý3: Sống là hạnh phúc, muốn đạt tới hạnh phúc vội vàng, nghĩa là vội vàng chính là cách đạt tới hạnh phúc, là chính hạnh phúc vậy. Đó chính là q/n sống của thi sĩ XD.

Với q/n sống ấy, XD đã mang trong mình nguồn sống trẻ trung, sơi nổi. Điều này cắt nghĩa vì sao XD đc coi là nhà thơ của nguồn sống trẻ và rất gần gũi với tuổi trẻ.

===== The end ===== ĐÂY MÙA THU TỚI

- Xuân Diệu -Đề 1: Bình giảng đoạn thơ sau: Đề 1: Bình giảng đoạn thơ sau:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

* Ý1: XD đc coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới ở VN giai đoạn 30- 45. Đây mùa thu tới là một bài thơ thể hiện nổi bật nhất hồn thơ XD những năm trước CM.

Đoạn thơ trích giảng ở đây là khổ đầu bài thơ “ĐMTT” (Thơ thơ - 1938):

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

* Ý2: Bốn câu thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu mới chớm và tâm trạng của thi nhân trước mùa thu ấy.

Tả mùa thu, XD chọn thi liệu “liễu”. Liễu vốn mềm, nó là loại cây của tình cảm, ko phải của chí khí (Trúc), hay của cốt cách (Cúc). Thân liễu đã mềm lại nhuốm cả nỗi buồn của thi nhân:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng

Liễu vốn là thi liệu quen thuộc của thi ca cổ phương Đông, cái mới của XD khi cảm nhận và miêu tả liễu là ở chỗ có một dáng hình cụ thể và một tâm hồn rất con người, một nỗi sầu muộn rất người. liễu đứng nghiêng mình trong tư thế chịu tang. Lá liễu buông như áng tóc người thiếu nữ, khẽ lay động trong gió thu nhè nhẹ. Hình tượng thu thật đẹp, thật sống động. Đẹp mà buồn. Từ láy “đìu hiu” gợi lên một cảm xúc buồn đến nao lịng. Hình họa buồn, nhạc điệu cũng thật thê lương. 3 thanh bằng:

buồn – ngàn – hàng gợi lên một âm điệu buồn ảm đạm, giống như một bè trầm trong khúc nhạc buồn mùa thu. Nước mắt không vẽ thành giọt mà thành sợi, sợi buồn đang “buông xuống lệ ngàn hàng”. Hai câu thơ nhạc cũng hay mà hình cũng đẹp, hịa quện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên chớm thu đẹp mà buồn đến nao lòng.

Câu thơ tiếp theo như một tiếng reo khe khẽ khi mùa thu hiện ra:

Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng

Điệp từ “mùa thu tới” vừa là tiếng reo náo nức, vừa là lời thông báo: Mùa thu tới rồi, lại như một lời khẳng định: mùa thu tới thật rồi. Lời thơ ấy hay chính là tiếng lịng của thi sĩ – một nỗi lịng đã đón đợi, mong chờ mùa thu từ rất lâu. Cũng bởi vậy mà khi mùa thu tới, với sắc trời “mơ phai dệt lá vàng” thi sĩ đã nhận ra ngay và bật lên tiếng reo khe khẽ ở trong lòng. Màu sắc, đường nét của bức tranh mùa thu ở đây không tĩnh lặng mà sống động, dịu mát, nó như cịn căng tràn nhựa sống. Màu sắc ấy, đường nét ấy đã được vẽ bởi một tâm hồn thi sĩ luôn tha thiết với cuộc sống, khao khát sự sống. Cũng bởi tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống mà hình ảnh liễu – hình ảnh mùa thu – đã được cảm nhận và miêu tả như dáng hình con người, và bức tranh mùa thu của XD đã khơng thể thiếu vắng hình bóng con người cho dù chỉ là “ít nhiều thiếu nữ” mà lại ở trong cái tư thế “buồn khơng nói – Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”.

* Ý3: Chỉ một khổ thơ đầu của bài thơ “Đây mùa thu tới”, người đọc cũng đủ nhận ra thi sĩ XD. Đó là một khổ thơ dào dạt, đã ngân thành nhạc, hiện thành hình. Qua tâm hồn ấy, bức tranh chớm thu đã hiện lên đẹp mà đượm buồn. Ngắm nhìn bức tranh ấy, ta nhận ra tâm hồn thi sĩ luôn khao khát giao cảm với đời, với người, với thiên nhiên.

===== The end =====

TRÀNG GIANG

Một phần của tài liệu chuyên đề tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn (do giảng viên trường đhsp hà nội dạy)! (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w