HCM là một nhà thơ lớn của dân tộc VN Vậy mà trong “NKTT” Người lại viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham” Có thể giải thích điều này như thế nào?

Một phần của tài liệu chuyên đề tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn (do giảng viên trường đhsp hà nội dạy)! (Trang 50 - 52)

- Dựa vào một số sáng tác thơ văn của HCM làm rõ nội dung ý kiến ấy.

b. HCM là một nhà thơ lớn của dân tộc VN Vậy mà trong “NKTT” Người lại viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham” Có thể giải thích điều này như thế nào?

lại viết: “Ngâm thơ ta vốn khơng ham”. Có thể giải thích điều này như thế nào?

Gợi ý:

- Vấn đề đặt ra ở 2 bài về căn bản là như nhau.

- Vấn đề ở đây là: Hai mặt ấy tưởng như mâu thuẫn lại thống nhất. + Quả thực HCM khơng có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn. + Vì CM  Người viết văn, thơ.

+ Văn thơ địi hỏi ở người cầm bút những phẩm chất riêng (?). HCM là có đầy đủ phẩm chất ấy nên khi đến với văn thơ Người đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn.

 Như vậy 2 mặt ấy không hề mâu thuẫn.

* Ý1: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) vừa là lãnh tụ thiên tài, người cha già mn vàn kính yêu, vừa là nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc VN. Với tư cách là một nghệ sĩ lớn, Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một di sản văn chương phong phú và đa dạng về thể loại, phong cách và có giá trị lớn lao về nội dung.

Tuy nhiên, sinh thời HCM chưa bao giờ tự coi mình là một nhà văn, nhà thơ. Điều tưởng như mâu thuẫn ấy thực ra không hề đối lập nhau mà rất thống nhất ở trương hợp HCM.

* Ý2: Sinh thời, Người khơng có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp bằng văn chương. Một sự nghiệp lớn lao, thiết tha, cháy bỏng nhất, một sự nghiệp mà vì nó Người sẵn sang hy sinh tất cả, chấp nhận tất cả để đạt được đó là sự nghiệp CM, sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Thế nhưng, trải qua quá trình hoạt động CM, Người đã nhận ra văn chương là một thứ vũ khí sắc bén, có khả năng phục vụ đắc lực cho CM. Vì vậy, Người đến với văn chương như một sự cố ý.

Tuy nhiên, khơng phải bất kì ai khi hiểu giá trị của văn chương, đến với văn chương cũng trở thành nhà văn, nhà thơ mà lại là nhà văn, nhà thơ lớn. Văn chương là một hình thức nghệ thuật đặc biệt, trong đó có sự nhuần nhị, tinh tế của tư tưởng, là dạng tình cảm đặc biệt: tình cảm thẩm mĩ. Bản chất của sáng tạo văn chương đòi hỏi ở người cầm bút những phẩm chất, năng lực riêng: một vốn kiến thức sâu rộng, một vốn sống sâu sắc, phong phú và một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp. Tất cả những đòi hỏi ấy của văn chương nghệ thuật đối với người cầm bút ở HCM là một tiềm năng lớn.

Sinh ra trong một gia đình trí thức Hán học, HCM sớm đc truyền thụ một vốn tri thức Hán học rất hệ thống, căn bản và sâu sắc. Với trái tim yêu nước tha thiết, HCM đã sớm từ giã quê hương, Tổ quốc bôn ba khắp bốn biển năm châu để tìm đường cứu nước. Những năm tháng ấy là dịp để Người tiếp thu bao tinh hoa của trí tuệ nhân loại, từ bao nền văn hoá của thế giới. Cũng bởi vậy, ở Người là sự hội tụ rất sâu sắc vốn tri thức vốn văn hố của phương Đơng và phương Tây.

Sinh ra rồi lớn lên trong hoàn cảnh của một người dân mất nước, người dân nô lệ. HCM từng chứng kiến, từng trải nghiệm bao nhiêu cảnh ngộ đau khổ, bao nhiêu khao khát, mơ ước đích thực của con người. Rồi những năm tháng Người bơn ba ở nước ngồi lại là dịp để Người thu lượm về mình một vốn sống rất phong phú, rộng lớn. HCM vì vậy đã đc cơng nhận là một danh nhân văn hố thế giới.

HCM cũng là một con người có tâm hồn rất đỗi nhạy cảm trước cái đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên, xã hội, của tình đời, tình người. Những năm tháng sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc của HCM đủ cho chúng ta hiểu đc tâm hồn rất đẹp ấy của Người. Sống giữa thiên nhiên của chiến khu, bao vẻ đẹp bình dị mà cũng rất thơ mộng nơi núi rừng kia: một đêm trăng rừng, một tiếng suối xa, một tiếng chim hót, một bong hoa rừng ngát hương,… tất cả đều làm cho tâm hồn rất đỗi nhạy cảm của Người rung động và đều đi vào thơ văn Người với những màu sắc, những âm thanh sống động, lung linh gợi bao cảm xúc thẩm mĩ.

Với một con người có trí tuệ, có vốn sống và tâm hồn như chúng ta vừa trình bày ở trên, khi HCM đến với văn chương, cầm bút viết văn hay làm thơ, những sáng tác của Người đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Ai đó đã từng nói rất chí lí rằng: Chảy ra từ huyết quản có thể là máu. Văn thơ của HCM là tiếng nói của trí tuệ, của tâm hồn, của nhân cách rất đẹp của Người, nên chứa đựng một giá trị thẩm mĩ rất lớn lao, rất sâu sắc. Vì vậy, Người đã trở thành một nhà văn, nhà thơ, trở thành một người nghệ sĩ lớn ngồi ý định của mình.

Với tư cách là một nghệ sĩ lớn, Bác đã để lại cho nền văn học nước nhà một di sản văn chương phong phú và đa dạng ở nhiều thể loại: văn chính luận (TNĐL, Lời

kêu gọi tồn quốc kháng chiến, Di chúc,…), truyện ngắn (Vi hành, Những trò lố hay là Varen và PBC,…), về thơ ca, Người đã để lại cho thơ ca dân tộc những thi phẩm có

giá trị sâu sắc (Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Báo tiệp,…) trong đó đặc biệt phải kể đến tập NKTT – tập nhật kí bằng thơ đc Người viết trong hoàn cảnh tù đày ở Quảng Tây – TQ; đánh giá về tập thơ này, GS.Đặng Thai Mai có ý kiến cho rằng: “Người đã vơ tình đánh rơi vào nền văn học nước nhà một viên ngọc quý”. Trong hoàn cảnh bị

tù đày, HCM viết những bài thơ nhật kí khơng phải với mục đích để trở thành nhà thơ, GS. Đặng Thai Mai nói “Người vơ tình” là vì vậy. Tuy nhiên, những bài thơ nhật kí ấy là tiếng nói chân thành, xúc động sâu sắc của chính tâm hồn, trí tuệ, và nhân cách cao đẹp của Người. Nên nó đã phát ra một thứ ánh sáng lung linh, kì diệu giống như vể đẹp của những “viên ngọc quý”.

Như vậy, HCM đã là một nhà văn nhà thơ lớn mà chính Người lại chưa bao giờ tự coi mình là một nhà văn, nhà thơ là điều không hề mâu thuẫn. Điều này chỉ cho chúng ta thấm thía, sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của HCM: một cuộc đời đã tự nguyện hiến dâng trọn vẹn cho CM, hoạt động CM để đem lại độc lập cho đất nước và

hạnh phúc cho nhân dân là điều thiết tha trong sâu thẳm tâm hồn Người. Khát vọng ấy, ước nguyện ấy đã đc Người viết một cách sâu sắc đầy chất thiết thực và cao cả trong suốt 79 mùa xuân của cuộc đời mình. Và vẫn là niềm khắc khoải, đau đáu nơi trái tim Người khi phải từ giã cuộc đời để về với thế giới bên kia.

* Ý3: HCM là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc; nhưng Người chưa bao giờ tự coi mình là một nhà văn, nhà thơ. Điều ấy là hoàn toàn nhất quán trong một con người, một tâm hồn, một nhân cách NAQ – HCM.

===== The end =====

Một phần của tài liệu chuyên đề tài liệu ôn thi đại học môn ngữ văn (do giảng viên trường đhsp hà nội dạy)! (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w