Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng cung cấp sản phẩm UPAS L/C tạ

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 30 - 33)

Biểu đồ 2.3 Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017

1.3. Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng cung cấp sản phẩm UPAS L/C tạ

NHTM

1.3.3.1. Các nhân tố khách quan a) Yếu tố từ phía Nhà nước:

- Chính sách kinh tế đối ngoại: các chính sách kinh tế đối ngoại có tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động tài trợ của ngân hàng. Khi Nhà nước tiến hành mở cửa tự do hơn, quá trình xuất nhập khẩu sẽ phát triển hơn, điều này sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng việc cung cấp các sản phẩm tài trợ của mình hơn.

- Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thơng qua các chính sách, biện pháp kiểm soát luồng vận động của ngoại hối và các quy định về trạng thái ngoại hối của tổ chức tín dụng. Việc lựa chọn áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến ngoại thương và trạng thái ngoại hối của ngân hàng, do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại của ngân hàng cho khách hàng.

- Chính sách thuế quan: các chính sách thuế mà Nhà nước ban hành có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với thuế xuất nhập khẩu, thông qua mức thuế suất áp dụng và các chính sách ưu đãi sẽ hạn chế hoặc khuyến khích doanh nghiệp trong việc tiến hành các hợp đồng thương mại quốc tế.

b) Yếu tố khách hàng:

Việc mở rộng hay phát triển bất cứ sản phẩm của ngân hàng đều dựa trên nhu cầu của khách hàng. Nếu nhu cầu sử dụng sản phẩm UPAS L/C khách hàng càng lớn thì việc mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm này của ngân hàng ngày càng thuận lợi. Và ngược lại nếu phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ UPAS trở nên ít được ưa chuộng hơn thì việc mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm này sẽ trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn.

Nhu cầu của khách hàng về UPAS L/C tương đối đa dạng, có thể bắt là do quy định của Ngân hàng Nhà nước về hạn chế cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp khơng có nguồn thu ngoại tệ, hoặc có thể là do đối tác của khách hàng muốn được

thanh toán ngay trong khi khách hàng lại muốn được trả tiền sau X ngày. Khi đó, tùy thuộc vào việc chấp nhận đánh đổi của khách hàng về rủi ro tỷ giá và việc được mua hàng với mức giá trả ngay mà khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm UPAS L/C hay khơng. Ngồi ra, để sử dụng được sản phẩm UPAS L/C, khách hàng và đối tác của họ cần có kiến thức thanh tốn quốc tế nói chung và kiến thức về sản phẩm UPAS L/C nói riêng, do đó họ mới thấy được lợi ích sản phẩm này đem lại và đưa nó vào điều khoản thanh tốn khi kí kết hợp đồng ngoại thương. Qua đó, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc mở rộng cung cấp sản phẩm này đến với khách hàng.

1.3.3.2. Các yếu tố chủ quan:

a) Quy mô hoạt động và uy tín của Ngân hàng

Trong hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại và thanh tốn quốc tế, uy tín của ngân hàng đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Cam kết do một ngân hàng uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận, giảm các chi phí khơng cần thiết cho người xuất khẩu và người nhập khẩu.

Ngân hàng với quy mô lớn, chất lượng dịch vụ ổn định sẽ tạo dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Điều này giúp cho việc thu hút khách hàng, tung ra các sản phẩm mới hay mở rộng địa bàn, lĩnh vực, phát triển hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra thuận lợi hơn

Ngồi ra, uy tín sẽ tạo thế mạnh cho ngân hàng nâng cao và duy trì vị thế với cổ đông, đối tác và nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, ngân hàng uy tín sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác. Từ đó tạo thêm nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

b) Năng lực tài chính của Ngân hàng

Ngân hàng có năng lực tài chính tốt, nguồn vốn dồi dào sẽ có thể sử dụng nguồn lực vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng bá, chi phí nhân sự, chi phí quản lý,... Do vậy, những ngân hàng có quy mơ vốn lớn, khả năng tài chính tốt sẽ thuận lợi trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào tác nghiệp và mở rộng khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ.

c) Nền tảng công nghệ thông tin

Cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng giúp quảng bá các sản phẩm đến với khách hàng, từ đó thu hút thêm một lượng lớn các khách hàng tiềm năng. Với sự phát triển khoa học công nghệ và sự địi hỏi cơng nghệ trong việc xử lý thanh toán trong các sản phẩm tài trợ thương mại, việc trang thiết bị mạng máy tính hiện đại giúp các ngân hàng có thể giữ liên lạc một cách thơng suốt với các hệ thống ngân hàng ngồi quốc gia, kết nối thơng tin hiệu quả từ đó triển khai sản phẩm được rộng rãi. Trình độ cơng nghệ thơng tin của ngân hàng càng cao sẽ góp phần nâng cao độ ổn định, tính an tồn của hệ thống - những yếu tố tác động mạnh mẽ tới tâm lý khách hàng khi lựa chọn ngân hàng. Chính vì vậy, trong chiến lược mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thì phát triển cơng nghệ ngân hàng được xem là một yếu tố vơ cùng quan trọng.

d) Trình độ nghiệp vụ của nhân viên

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và thành công của tổ chức. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sự chuyên nghiệp của ngân hàng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý rủi ro và năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng địi hỏi ln phải nâng cao, có đủ kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt là những kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về pháp luật, thông lệ quốc tế, khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược mở rộng phát triển các sản phẩm phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

e) Hệ thống ngân hàng đại lý

Bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều gặp hạn chế khi tham gia vào một thị trường tài chính nhất định. Những hạn chế đó có thể là về khơng gian, thời gian, tập quán kinh doanh, năng lực kết nối, thông tin và mối quan hệ với khách hàng, thị trường, tập quán giao dịch, luật lệ địa phường. Do vậy, tổ chức tài chính này phải sử dụng các dịch vụ của tổ chức tài chính khác để thực hiện các giao dịch nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Để thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là tài trợ thương mại quốc tế, mỗi ngân hàng cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, nhất là ngân hàng tại các quốc gia đã có hiệp định thương mại song phương. Ngân hàng có mạng lưới đại lý rộng khắp sẽ thực hiện được nhiều loại hình tài trợ cho nhiều đối tượng khách hàng, công tác luân chuyển chứng từ, thanh tốn diễn ra nhanh chóng, vì thế đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài trợ của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và năng lực hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w