Biểu đồ 2.3 Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017
2.3. Đánh giá hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C tại BIDV giai đoạn
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Ngân hàng vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng mở rộng sản phẩm
Mặc dù số lượng UPAS L/C phát hành trong giai đoạn vừa qua tăng khá nhanh, đặc biệt là năm 2017 tăng 63,68% so với năm 2016, tuy nhiên số lượng khách hàng trong năm 2017 chỉ tăng thêm 33,12% so với năm 2016. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết tới sản phẩm UPAS L/C của BIDV và việc mở rộng, giới thiệu UPAS L/C tới khách hàng mới vẫn chưa đạt được hết tiềm năng của sản phẩm.
2.3.2.2. Các chính sách của ngân hàng chưa thực sự hấp dẫn khách hàng
So với các ngân hàng khác trong nước, sản phẩm UPAS L/C chưa có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng. Việc ưu đãi lãi suất tín dụng và ưu đãi phí thanh tốn quốc tế mới chỉ được áp dụng đối với một số ít khách hàng quen thuộc, lớn chứ chưa được áp dụng trên diện rộng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Trong khi đó, tại một số ngân hàng như Techcombank, khách hàng khi có nhu cầu mở UPAS L/C sẽ được ưu đãi về giá ngoại tệ; một số chi nhánh của VietinBank áp dụng ưu đãi miễn phí mở tài khoản, phí thường niên và phí quản lý tài khoản năm đầu cho khách hàng.
2.3.2.3. Chất lượng phục vụ khách hàng còn chưa cao
Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ là kỹ năng cần thiết của nhân viên ngân hàng. Mức độ tư vấn cho khách hàng của cán bộ còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ lành nghề có khả năng tổng hợp kiến thức để kết nối các khâu nghiệp vụ để giải thích và tư vấn cho khách hàng cịn ít.
Khách hàng cịn phàn nàn về chất lượng phục vụ, thời gian xử lý kéo dài, các thủ tục còn dài, chưa chun nghiệp. Ngồi ra, thỉnh thoảng cịn xảy ra lỗi về công nghệ kỹ thuật khiến các nhân viên mất nhiều thời gian để xử lý cho khách hàng, mất đi hình ảnh chuyên nghiệp của ngân hàng.
2.3.2.4. Tại một số chi nhánh phát sinh những khách hàng không đủ khả năng trả tiền khi UPAS L/C đến hạn thanh tốn
Tình trạng khách hàng không đủ khả năng thanh toán UPAS L/C khi đến hạn đang tồn tại tại một số chi nhánh đã làm giảm đi tính hiệu quả của sản phẩm UPAS L/C đối với ngân hàng. Điều này là một lời cảnh báo với chi nhánh cần thẩm định khách hàng một cách kĩ lưỡng trước khi cung cấp sản phẩm, không nên vì chạy theo doanh số mà khơng chú trọng đến việc đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.