Nguyên nhân những hạn chế

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 62 - 67)

Biểu đồ 2.3 Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017

2.3. Đánh giá hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C tại BIDV giai đoạn

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan a) Từ phía khách hàng

Kiến thức về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu chưa được phổ cập rộng rãi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trình độ của cán bộ làm cơng tác xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp chưa cao, thiếu thông tin về khách hàng, chưa thông thạo về kỹ thuật buôn bán ngoại thương, chưa nắm vững về luật kinh tế, chưa nắm vững được các thông lệ quốc tế trong buôn bán quốc tế như chọn nhầm đối tác, còn nhiều sơ hở trong ký kết hợp đồng, khi thương lượng ký kết hợp đồng thương mại thường dễ dàng chấp nhận các phương thức thanh toán và điều kiện thanh tốn bất lợi cho mình.

Việc chưa chú trọng tìm hiểu, kiến thức còn hạn chế về luật pháp quốc tế nói chung và thanh tốn quốc tế nói riêng dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi những sơ hở khi ký kết hợp đồng ngoại thương, khơng đề phịng rủi ro nên có thể chịu hậu quả đáng tiếc. Trong khi đó, thực lực tài chính của các đơn vị còn quá yếu kém nên hoạt động kinh doanh chủ yếu lại dựa vào vốn vay của ngân hàng. Do vậy khi doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài lừa đảo, thu lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng và hoạt động thanh tốn quốc tế của ngân hàng.

b) Từ phía cơ quan quản lý

Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và sản phẩm UPAS L/C nói riêng của ngân hàng thương mại còn thiếu do chưa có một văn bản pháp quy nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động thanh toán quốc tế một cách cụ thể tại Việt Nam. Hiện tại, các bên tham gia hoạt động thanh toán quốc tế vận

dụng một số văn bản quốc tế như Incoterms 2010, UCP 600, URC 522,... làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn của các bên liên quan, nhưng trên thực tế, những văn bản trên chỉ là thông lệ quốc tế được áp dụng một cách tùy chọn nếu có tham chiếu đến. Trong khi đó, các quốc gia trên thế giới đều có những luật hoặc các văn bản dưới luật quy định cụ thể về các loại hình nghiệp vụ thanh tốn quốc tế dựa trên cơ sở thơng lệ quốc tế có tính đến đặc thù của nước họ.

Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô như quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam không ổn định, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn quốc tế. Do tính đặc thù gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan nên chỉ cần những cơ chế trên thay đổi, các quy trình nghiệp vụ thanh tốn của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

. Sự biến động tỷ giá và lãi suất trên thị trường

Tỷ giá trên thị trường biến động thường xuyên trong thời gian qua gây ra khó khăn cho BIDV khi thực hiện cung cấp sản phẩm UPAS L/C. Trong UPAS L/C, thời gian trả chậm là tương đối dài nên khách hàng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường. Hiện nay, BIDV vẫn chưa áp dụng rộng rãi các cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro biến động tỷ giá cho khách hàng, điều này cũng phần nào làm giảm sự hấp dẫn từ sản phẩm này.

Thu nhập từ lãi suất của sản phẩm UPAS L/C chịu sự ảnh hưởng của lãi suất Libor. Đây là mức lãi suất quốc tế, sự biến động của lãi suất này nằm ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng, điều này gây ra sự không ổn định thu nhập từ lãi của ngân hàng nếu ngân hàng không sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, công tác Marketing sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức

Các hoạt động marketing sản phẩm UPAS chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống, chưa có sự phối hợp hài hòa giữa các phòng, đơn vị nội bộ để đưa ra chính sách phù hợp. Các chi nhánh hiện mới chỉ chú trọng đến việc quảng bá, áp dụng các chương trình khuyến mại dành cho hoạt động huy động vốn trong khi các biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn quốc tế chưa được chú

trọng, việc chủ động tiếp cận với những khách hàng thanh toán quốc tế mới chưa được quan tâm đúng mức.

Hai là, chất lượng cán bộ và cơng nghệ thanh tốn quốc tế tại chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

UPAS L/C là một sản phẩm tương đối mới, kiến thức của một số cán bộ tại chi nhánh cịn non, trình độ ngoại ngữ chưa cao trong xử lý giao dịch. Do vậy, khả năng tư vấn, tốc độ thực hiện giao dịch nhiều lúc còn chậm so với yêu cầu của khách hàng. Việc đào tạo nghiệp vụ chưa được bài bản, theo hệ thống nên có sự chênh lệch nhất định về trình độ giữa các giao dịch viên. Mặt khác, các kĩ năng về giao tiếp, marketing của cán bộ chưa được quan tâm đúng mức nên đã hạn chế phần nào chất lượng phục vụ khách hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh tuy liên tục được nâng cấp, đổi mới và có những tiến bộ nhất định nhưng so với trình độ cơng nghệ ngân hàng chung của khu vực và thế giới thì mới đạt ở mức trung bình. Điều này khiến cho tốc độ xử lý giao dịch cịn chậm, chi phí tốn kém và ảnh hưởng tới hệ thống tác nghiệp của toàn ngân hàng.

Ba là, sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn chi nhánh chưa tốt

Các phịng ban chưa có ý thức tiếp thị cho khách hàng về tổng thể các loại hình dịch vụ ngân hàng cho chi nhánh mà chỉ đơn lẻ cho bộ phận khiến chất lượng phục vụ khách hàng chưa được cao. Tại một số chi nhánh, bộ phận quan hệ khách hàng chỉ chú trọng tới việc bán sao cho được nhiều sản phẩm nhưng lại thiếu sự phối hợp với bộ phận thẩm định khách hàng nên đã dẫn tới tình trạng ngân hàng cung cấp sản phẩm UPAS L/C cho những khách hàng có tình hình tài chính khơng lành mạnh, gây ra rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng khơng thanh tốn được tiền hàng nhập khẩu. Điều này gây ra sự mở rộng, phát triển không bền vững khi cung cấp sản phẩm UPAS L/C.

Bốn là, chưa tận dụng được hết vị thế của mình khi đàm phán với ngân hàng tài trợ

Khi ngân hàng tài trợ chấp thuận thực hiện giao dịch UPAS L/C, BIDV sẽ phải trả cho ngân hàng này phí tài trợ bằng lãi suất Libor cộng với một tỷ lệ margin. Trong

thời gian gần đây, dù lãi suất Libor tăng nhưng BIDV chưa thể đàm phán với ngân hàng tài trợ giảm tỷ lệ margin trong khi lãi suất thu được từ phía khách hàng thì ln cố gắng giữ ổn định để có thể tăng khả năng cạnh tranh với ngân hàng khác. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập của BIDV và gây ảnh hưởng trong việc cung cấp sản phẩm này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu được cụ thể tình hình hoạt động với những quy trình, quy định về sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đồng thời, khóa luận cũng đánh giả hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C tại BIDV trong giai đoạn vừa qua nhằm thấy được những thành tựu, hạn chế mà BIDV gặp phải trong quá trình triển khai sản phẩm này. Căn cứ vào đó, chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả, mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C tại BIDV.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP SẢN PHẨM UPAS L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w