Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 42 - 47)

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015-20172.1.5.1. về quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh 2.1.5.1. về quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh

Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản BIDV trong giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị: Tỷ đồng)

■ Tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDVqua các năm

Tổng tài sản năm 2017 đạt 1.202.284 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với năm 2016, tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng có quy mơ lớn nhất trên thị trường.

Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 39.017 tỷ đồng, tăng trưởng 28,3% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần (khơng bao gồm thu từ hoạt động bảo lãnh) tăng trưởng 33,6% so với năm trước, chiếm gần 76% tổng thu nhập hoạt động.

Lợi nhuận trước thuế đạt 8.665 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2016, vượt kế hoạch của Đại hội đồng cổ đơng đề ra, trích DPRR đủ cho trái phiếu VAMC và phân loại nợ theo quy định.

Trong năm 2017, ROA đạt 0,63%; ROE đạt 15%. Các chỉ tiêu về cơ cấu, tỷ lệ an toàn hoạt động về cơ bản đều đáp ứng mục tiêu kế hoạch. Hệ số CAR đạt trên 9%, đảm bảo chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tư theo quy định của NHNN.

2.1.5.2. Tình hình huy động vốn tại BIDV trong giai đoạn 2015-2017

Biểu đồ 2.2. Tiền gửi khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVnăm 2017

Nguồn vốn huy động tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, cân đối vốn an tồn - hiệu quả. Năm 2017, huy động vốn từ tổ chức, dân cư (riêng ngân hàng) đạt 933.834 tỷ đồng, trong đó Tiền gửi khách hàng đạt 844.831 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với năm trước; Phát hành giấy tờ có giá đạt 83.738 tỷ đồng, tăng trưởng 25,7% so với năm 2016.

Cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch tích cực: Tiền gửi đồng đạt 809.453

tỷ, tăng trưởng 18,3%, chiếm khoảng 95,8% tổng tiền gửi khách hàng; Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 18,5% tổng tiền gửi khách hàng; Tiền gửi dân cư đạt 462.736 tỷ đồng, tăng 18,3%, chiếm 54,8% tổng huy động vốn, khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường về quy mơ và tỷ trọng tiền gửi dân cư.

2.1.5.3. Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV trong giai đoạn 2015-2017

Biểu đồ 2.3. Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017

(Đơn vị : Tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV2017

Dư nợ tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm, bám sát tốc độ tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng, phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: Dư nợ tín dụng Tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt 862.604 tỷ, trong đó riêng cho vay khách hàng đạt 834.435 tỷ, tăng 17,5% so với năm trước.

Tăng trưởng tín dụng đi đơi với kiểm sốt chất lượng tín dụng, đảm bảo kiểm sốt tốt rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (riêng ngân hàng) là 1,44%, tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư nợ (riêng ngân hàng) là 3,37%.

2.2. Thực trạng hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C tại BIDV

2.2.1. Sự ra đời của UPAS L/C tại BID V

Với quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc hạn chế cho vay ngoại tệ từ thông tư thông tư 03/2012/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng vay là người cư trú: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vay vốn như sau: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngồi tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu khơng có nguồn thu ngoại tệ sẽ khơng được vay ngoại tệ với lãi suất thấp gần bằng một nửa so với lãi suất cho vay VND.

Sản phẩm UPAS L/C của BIDV ra đời đã giải quyết được những khó khăn này cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Sản phẩm đáp ứng gián tiếp nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu trong điều kiện bị hạn chế vay vốn bằng ngoại tệ bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sản phẩm này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu không thuộc đối tượng được phép cho vay ngoại tệ hoặc doanh nghiệp hiện hữu được phép cho vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp được nhà xuất khẩu cho thanh tốn trả chậm nhưng chi phí vay và chi phí trả chậm cao chi phí phải trả khi sử dụng sản phẩm UPAS. Sản phẩm này cung cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu mức chi phí trả chậm tương đương như khi vay ngoại tệ tại BIDV và thấp hơn nhiều so với khi vay VND để thanh toán. Đến thời điểm hiện tại, BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng có doanh số UPAS cao nhất thị trường Việt Nam. Mặt khác, với mức phí thu được sau khi trừ chi phí phải trả cho ngân hàng đại lý, sản phẩm cũng đem lại thu nhập tốt hơn cho ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn vừa qua.

2.2.2. Các quy định của BIDVđối với sản phẩm UPAS L/C2.2.2.1. Lợi ích của sản phẩm 2.2.2.1. Lợi ích của sản phẩm

a) Lợi ích của Khách hàng

- Được mua hàng trả chậm nhưng Nhà xuất khẩu vẫn được thanh toán trả ngay - Tiết kiệm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

b) Lợi ích của BIDV

- Đa dạng hóa sản phẩm tài trợ nhập khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh. - Gia tăng thu phí dịch vụ tài trợ thương mại.

- Đáp ứng tối đa nhu cầu của Khách hàng, duy trì Khách hàng hiện hữu và thu hút thêm khách hàng mới

c) Khách hàng mục tiêu: Các Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo phương thức

thanh tốn L/C, có nhu cầu thanh tốn trả chậm

2.2.2.2. Các bên tham gia trong giao dịch UPAS L/C

Nhà nhâp khẩu/người mua: Là khách hàng đề nghị BIDV mở UPAS L/C

Nhà xuất khẩu/ người bán: Là Người thụ hưởng quy định trong UPAS L/C, được địi

tiền thanh tốn trả ngay trên cơ sở xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện của UPAS L/C

Ngân hàng đại lý (NHĐL): Là Ngân hàng đại lý của BIDV, chấp thuận cung cấp dịch

vụ thanh toán trả ngay cho Người thụ hưởng theo UPAS L/C do BIDV phát hành và địi tiền hồn trả từ BIDV khi đến hạn thanh tốn.

Ngân hàng thơng báo: Là ngân hàng do Nhà nhập khẩu chỉ định thực hiện thông báo

trực tiếp L/C tới Người thụ hưởng, Ngân hàng thơng báo có thể trung với Ngân hàng thương lượng

Ngân hàng thương lượng: Là ngân hàng phục vụ trực tiếp Nhà xuất khẩu, xuất trình bộ

chứng từ cho BIDV để được thanh toán ngay. Trong một số trường hợp, Ngân hàng thương lượng cũng là Ngân hàng đại lý

2.2.2.3. Quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C tại BIDV

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 42 - 47)

w