Các thông tin khái quát

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 37 - 40)

Biểu đồ 2.3 Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Các thông tin khái quát

Tên đầy đủ: Ngân hàng Cổ phần thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên viết tắt: BIDV

Mã giao dịch: BIDVVNVX

Vốn điều lệ: 34.187.153.340.000 VND

Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, TP Hà Nội Website: www.bidv.com.vn

Mã cổ phiếu: BID

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam), với lịch sử hình thành và phát triển 60 năm từ ngày 26/04/1957, là ngân hàng có bề dày lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trải qua chặng đường phát triển đầy gian nan thử thách, Ngân hàng luôn là cánh tay đắc lực của Nhà nước, Chính phủ và nhân dân trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng, phát triển đất nước.

Trong mỗi thời kỳ, dù với tên gọi nào, hoạt động với mơ hình nào, BIDV vẫn ln là người lính xung kích trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển đất nước. 26/04/1957: Thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính với quy mơ ban đầu chỉ gồm 11 chi nhánh và 200 cán bộ. Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản cho tất cả các lĩnh vực của kinh tế xã hội, đặc biệt ưu tiên vốn cho những cơng trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân nhờ đó hạ thấp giá thành cơng trình; thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước, tránh cho tài chính khỏi ứ đọng

và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả.

24/06/1981: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, mở rộng và nâng cao vai trị tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi.

18/11/1994: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mơ hình hoạt động theo mơ hình Ngân hàng thương mại. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: tiếp tục vay vốn để cho vay dài hạn thuộc chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hang...

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Nhờ việc đa phương hố, đa dạng hố các hình thức,biện pháp huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn. Với nguồn vốn huy động đó, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế, góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.

Ngày 01/01/1995, BIDV được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho việc đầu tư phát triển của đất nước. Từ năm 1996 đến nay, BIDV đã có những bước chuyển mình tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Ngân hàng đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như tài trợ thương mại, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối. từng bước điều chỉnh cơ cấu

nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.

Từ năm 2000, BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngồi quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mơ hình cơng ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thơng lệ quốc tế. Tháng 5/2012, BIDV chính thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

Tháng 1/2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng (Mã BID - sàn HOSE).

Ngày 23/05/2015: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được sáp nhập vào hệ thống BIDV.

Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu của ngân hàng, Ngân hàng đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh, thanh phố trong cả nước và là một trong ba NHTM có mạng lưới rộng khắp Việt Nam. Đến ngày 31/12/2017, BIDV đã có 190 chi nhánh trong nước và 854 phòng giao dịch, 1.825 ATM và 41.000 POS tại trên tồn quốc, và 10 chi nhánh, văn phịng đại diện tại nước ngoài. Đẩy mạnh các dịch vụ hiện đại có hàm lượng cơng nghệ cao như

internet banking, mobile banking, kết nối thanh toán với hơn 1.000 đại lý trên khắp thế giới.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán ngay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 308 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w