Biểu đồ 2.3 Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017
1.3. Mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm UPAS L/C
1.3.4. Tiềm năng sản phẩm UPAS L/C tại Việt Nam
Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Nguồn: Tổng cục hải quan
Tính đến hết năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tướng ứng tăng 37,44 tỷ USD, và tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2018 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu dự kiến đạt khoảng 475,5 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2017, trong đó: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 235,5 tỷ USD, tăng 10%; tổng
kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 240 tỷ USD, tăng 13,7%. Mức tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay sẽ có những tác động tích cực đến việc mở rộng hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn quốc tế của ngân hàng nói chung và sản phẩm UPAS L/C nói riêng.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, họ lúc nào cũng cần vốn để đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Với sự cạnh tranh quyết liệt trên các thị trường quốc tế đang buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tìm mọi cách tiết giảm chi phí dựa trên việc sử dụng tối đa các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt là với các doanh nghiệp nhập khẩu, họ phải thường xuyên phải vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán cho các hợp đồng với đối tác nước ngoài. So với lãi vay tiền đồng, doanh nghiệp sử dụng vốn ngoại tệ vẫn có lợi hơn nhiều với mức lãi suất rẻ gần một nữa. Song điều đó khơng có nghĩa doanh nghiệp nào cũng được tiếp cận vốn vay bằng ngoại tệ mà phải có điều kiện kèm theo đúng với quy định của NHNN về việc hạn chế cho vay ngoại tệ kể từ sự ra đời của thơng tư 03/2012/TT- NHNN có hiệu lực từ 02/05/2012, sau đó là thơng tư 37/2012/TT-NHNN, thơng tư 29/2013/TT-NHNN, thông tư 43/2014/TT-NHNN, thông tư 24/2015/TT-NHNN và mới đây nhất là thơng tư 18/2017/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Nắm bắt nhu cầu này, nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã nhập cuộc hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn về nguồn ngoại tệ thanh tốn cho đối tác nước ngồi của các doanh nghiệp nhập khẩu. Các ngân hàng rầm rộ đưa ra thị trường sản phẩm Thư tín dụng trả chậm được phép thanh tốn ngay để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Một trong những ưu điểm của UPAS L/C là đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng, giữ chân được các khách hàng tốt, có thể tiếp tục tài trợ được cho khách hàng nhập khẩu không thuộc diện cho vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay ngoại tệ. Theo đó, các ngân hàng sẽ thu được phí dịch vụ UPAS L/C với thu nhập tương đương với dịch vụ cho vay ngoại tệ đối với khách hàng, thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và dịch vụ khác. Ngoài ra, khách hàng được ngân hàng tài trợ vốn dưới hình thức L/C trả chậm với chi phí cạnh tranh.
Giải pháp thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh tốn ngay UPAS L/C, nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ phía doanh nghiệp nhập khẩu. Với nguồn ngoại tệ ổn định, linh hoạt, giải pháp này giúp doanh nghiệp thơng qua ngân hàng, thanh tốn trước cho người thụ hưởng bằng đồng ngoại tệ với lãi suất thấp mà vẫn được hưởng thời gian trả chậm tối đa lên tới 1 năm. Đồng thời, sử dụng UPAS L/C giảm bớt sức ép về ngoại tệ và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra những lý thuyết cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và về sản phẩm UPAS L/C. Trong đó, nhấn mạnh các đặc điểm, quy trình thực hiện UPAS L/C và những lợi ích mà UPAS L/C mang lại cho các bên tham gia: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng. Qua đó, nhấn mạnh lý do tại sao nên mở rộng sản phẩm UPAS L/C tại các ngân hàng Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP SẢN PHẨM UPAS L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM