Biểu đồ 2.3 Cho vay khách hàng tại BIDV giai đoạn 2015-2017
3.3. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ được các Ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở áp dụng UCP600. Nhưng UCP chỉ là một thông lệ, tập quán, chứ không phải là luật hay cơng ước quốc tế, UCP khơng có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính chất hướng dẫn sử dụng đối với các bên. Ở mỗi quốc gia, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi luật pháp quốc gia. Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn hay quy định nào cho phương thức giao dịch này. Để hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ nói chung và sản phẩm UPAS L/C nói riêng, Chính phủ cần:
- Khẩn trương ban hành các văn bản pháp lý cho giao dịch theo phương thức Tín dụng chứng từ. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia: Ngân hàng phát hành, Ngân hàng chiết khấu, Ngân hàng của người thụ hưởng, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Có như vậy khi phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan mới có cơ sở để giải quyết.
- Nghiệp vụ tín dụng chứng từ nói chung và sản phẩm UPAS L/C nói riêng địi hỏi sự phối hợp giữa ngân hàng với nhiều ngành liên quan như hải quan, bảo hiểm, phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam. Do vậy, Chính phủ cần sớm có văn bản liên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ và phân định rõ trách nhiệm trong hoạt động của các bộ ngành liên quan.
- Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng thời xâm nhập thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song phương và đa phương, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng có thể cải tiến và bổ sung thêm hệ thống thông tin dữ liệu liên quan đến hoạt động thanh toán L/C tại trung tâm thơng tin tín dụng CIC như lịch sử thanh tốn L/C, doanh số thanh tốn L/C, uy tín của nhà nhập khẩu để hỗ trợ cho các Ngân hàng thương mại trong quyết định phát hành L/C nói chung và UPAS L/C nói riêng cho khách hàng hay khơng.
Ngân hàng nhà nước cũng nên thành lập một Trung tâm thông tin riêng cho hoạt động Thanh tốn quốc tế. Trong đó, cập nhật thơng tin về uy tín của các cơng ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, các ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới... Cũng như cập nhật danh sách các công ty và ngân hàng giao dịch khơng uy tín, hay thanh tốn trễ hạn, tìm lý do để trì hỗn thanh tốn hoặc cố tình gây ra những tranh chấp khơng đáng có. Trung tâm thơng tin này ra đời sẽ là một kênh hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại, giúp các Ngân hàng tiết kiệm được thời gian tìm hiểu uy tín các bên liên quan cũng như hạn chế được nhiều rủi ro có thể phát sinh do thiếu thông tin.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:
- Đưa ra định hướng hoạt động chung của BIDV và định hướng mở rộng hoạt động cung cấp UPAS L/C tại BIDV trong thời gian tới
- Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cung cấp UPAS L/C tại BIDV - Đồng thời, chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và đối với Ngân hàng Nhà nước
KẾT LUẬN
Sản phẩm UPAS L/C ra đời đã giải quyết khó khăn của doanh nghiệp nhập khẩu trong việc tìm nguồn tài trợ vốn với chi phí hợp lý kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định về giới hạn cho vay ngoại tệ, bắt đầu từ thông tư 03/2012/TT- NHNN. Sản phẩm UPAS L/C giúp doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải mất một khoản chi phí tương đương với lãi suất vay ngoại tệ cùng với nhiều lợi ích khác. Do đó, sản phẩm hứa hẹn đem lại nhiều tiềm năng, lợi ích cho Ngân hàng trong tương lai.
Khóa luận dựa trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực tế hoạt động của sản phẩm UPAS L/C tại BIDV để hiểu rõ thực trạng hoạt động của sản phẩm, những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình triển khai sản phẩm này tại BIDV. Từ đó đề ra những biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm này tại BIDV.
Do UPAS L/C là sản phẩm tương đối mới, nước ngồi khơng sử dụng nhiều, ở Việt Nam chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức về sản phẩm này nên nguồn tài liệu tham khảo của luận văn chủ yếu lấy từ các diễn đàn về lĩnh vực tín dụng chứng từ và báo cáo nội bộ của ngân hàng BIDV. Do kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót, kính mong sự thơng cảm và góp ý từ Q thầy cơ trong hội đồng đánh giá để khóa luận được hồn chỉnh hơn.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (đồng Chủ biên), 2016, Giáo
trình Thanh tốn quốc tế và Tài trợ ngoại thương, NXB Lao động.
Báo cáo thường niên Ngân hàng BIDV Báo cáo tài chính Ngân hàng BIDV
Báo cáo hoạt động thanh tốn quốc tế BIDV
Cơng văn 8192 - Hướng dẫn Nghiệp vụ mở UPAS L/C tại BIDV Website: bidv.com.vn
7. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 12 tháng năm 2017- Tổng cục Hải quan Việt Nam
II. TIẾNG ANH
1. UCP 600
2. http://www.advancedontrade.com/2017/03/letter-of-credit-basics-parties-to-letter- of-credit.html
3. http://www.letterofcredit.biz/Reimbursement-and-Reimbursing-Bank.html 4. http://www.letterofcredit.biz/Parties to Letters of Credit.html
5. https://wholesale.wf.com/global-focus/upas-letters-of-credit-a-payment-solution- for-exporters-and-overseas-buyers/