(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TTQDĐ của phòng NHĐT của MSB)
Lượng giao dịch của SMS banking và MSB Bankplus giai đoạn 2015-2017 tăng rất nhẹ và tỷ lệ tăng chậm dần qua từng năm do sự thay đổi xu hướng sử dụng
kênh thanh toán của khách hàng. Lượng giao dịch của SMS banking năm 2016 tăng 24% so với năm 2015. Tỷ lệ này sụt giảm ở năm 2017 khi chỉ tăng hơn 11% so với năm 2016. Đối với thanh toán qua MSB Bankplus, mặc dù từ năm 2016 lượng khách sử dụng bị sụt giảm nhưng lượng giao dịch vẫn tăng nhẹ. Năm 2016 tăng 10% so với năm 2015, năm 2017 đạt 24.037 giao dịch và chỉ tăng gần 5% so với năm 2016. Điều này cho thấy các tài khoản thực sử dụng cũng như nhu cầu thanh toán của khách hàng trong thời đại TMĐT rất cao do điều kiện công nghệ hiện đại và di động phát triển
Lượng giao dịch qua Mobile Banking tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2015-2017 khi mà MSB đang chú trọng đầu tư phát triển các tiện ích tích hợp cơng nghệ hiện đại. Lượng giao dịch của Mobile banking năm 2016 tăng 70% so với năm trước. Đến cuối năm 2017, đạt 2.031.221 giao dịch, tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Đối với M-banking, đây là dịch vụ có lượng giao dịch thanh tốn nhiều nhất trong các kênh TTQDĐ của MSB và có tỷ lệ tăng trưởng dương trong giai đoạn 2015-2017. Năm 2015 đạt 1.872.996 giao dịch, năm 2016 và 2017 tăng trưởng lần lượt 40% và 75%. Tốc độ giao dịch qua M-banking chậm hơn so với Mobile banking trong giai đoạn 2015-2017 bởi MSB triển khai các giải pháp thanh toán mới trên Mobile banking nên thu hút được lượng khách giao dịch qua kênh Mobile banking nhiều hơn
Với dịch vụ thanh tốn qua Ví điện tử đang bùng nổ như hiện nay, lượng giao dịch của kênh này tại MSB cũng rất ấn tượng. MSB bắt đầu kết hợp với các ví điện tử từ năm 2011, đến năm 2015, lượng giao dịch đạt 21.082 giao dịch và tăng hơn 85% trong năm 2016. Đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng Thanh tốn qua Ví điện tử có chậm hơn nhưng vẫn tăng mạnh hơn 60% so với năm 2016.
Cịn với dịch vụ thanh tốn trực tuyến Mpaynow, lượng giao dịch tuy không cao nhưng tốc dộ tăng trưởng qua các năm rất nhanh, có thể thấy nhu cầu mua sắm và thanh tốn trực tuyến của khách hàng ngày càng nhiều theo sự phát triển của TMĐT. Vì vậy, năm 2016 tăng gần 70% so với năm 2015. Đến năm 2017, lượng giao dịch đạt 41.295 giao dịch, tăng hơn 2,1 lần so với năm 2016 báo hiệu mức độ phát triển của việc thanh toán trực tuyến, đặc biệt là TTQDĐ.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Doanh thu từ phí (Triệu) 14.357 23.822 40.464
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 186.456 247.272 324.356
Tỷ trọng 7,69% 9,63% 12,48%
❖ Doanh số giao dịch