Doanh số giao dịch TTQDĐ của MSB từ năm 2015-2017

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng triển khai thanh toán qua di động tại NHTMCP hàng hải việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 275 (Trang 49 - 54)

100% 80% 60% 40% 20% 0%

Doanh số giao dịch TTQDĐ qua các kênh

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

■SMS Banking ■Mobile Banking ■M-banking ■MSB Bankplus ■Ví điện tử ■Mpaynow

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TTQDĐ của phòng NHĐT của MSB)

Cũng như lượng giao dịch, doanh số giao dịch của SMS banking và MSB Bankplus giai đoạn 2015-2017 có tăng trưởng nhưng bị chậm dần qua từng năm do sự thay đổi xu hướng sử dụng kênh thanh toán của khách hàng. Doanh số của SMS banking năm 2016 tăng 36% so với năm 2015. Năm 2017, tốc độc tăng trưởng chậm hơn, gần 20% so với năm trước, đạt 1501 tỷ đồng. Với thanh toán qua MSB Bankplus, doanh số giao dịch năm 2016 tăng gần 30% so với năm 2015, năm 2017 đạt 628 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng doanh số qua từng năm của SMS banking vẫn nhiều hơn MSB Bankplus bởi sự hạn chế về việc chỉ áp dụng các tính năng đối với di động có mạng Viettel của MSB Bankplus.

Thanh tốn qua Mobile banking vẫn là dịch vụ TTQDĐ có tốc độ tăng trưởng doanh số rất cao và mạnh trong giai đoạn 2015-2016. Doanh số năm 2016 tăng 79% so với năm 2015. Đến năm 2017, tốc độ tăng manh, gấp đôi năm 2016, đạt 3.701 tỷ đồng bởi sự phát triển của các tiện ích mới mà MSB triển khai thêm qua các năm.

Doanh số thanh toán qua M-banking chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số TTQDĐ của MSB. Năm 2015, doanh số đạt 2087 tỷ đồng, tăng 57% trong năm 2016. Đến cuối năm 2017, doanh số tăng trưởng chậm hơn, đạt 43% so với năm 2016, đạt 4.687 tỷ đồng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số của M-banking

35

bị chậm lại qua từng năm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao.

Doanh số của kênh Ví điện tử và Mpaynow của MSB cũng tăng trưởng rất ấn tượng. MSB kết hợp với các cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất hiện nay như Payoo hay VnPay giúp khách hàng dễ dàng thanh toán trực tuyến mọi lúc mọi nơi. Chính vì vậy, năm 2017, doanh số giao dịch qua Ví điện tử đạt 1.777 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5 lần so với năm 2016 và gấp hơn 5 lần so với năm 2015. Đây là biểu hiện cho thấy tiềm năng phát triển của các Ví điện tử trong thời kỳ công nghệ 4.0. Với thanh tốn qua Mpaynow, doanh số giao dịch cũng có xu hướng tăng khá nhanh qua mỗi năm. Năm 2016 tăng trưởng 85% so với năm 2015. Đến năm 2017, doanh số qua Mpaynow đạt 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 2,26 lần so với năm 2016.

Bên cạnh những khả quan về số lượng khách hàng đăng ký cũng như số lượng các giao dịch, các dịch vụ TTQDĐ cũng đạt được hiệu quả bán hàng rất ấn tượng, thể hiện qua doanh số thanh toán qua các kênh đều tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn 2015-2017. Điều này có thể do xu hướng bùng nổ của TMĐT cùng nền tảng công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 tác động làm gia tăng nhu cầu thanh tốn nhanh chóng, tiện lợi hơn của khách hàng. Ngồi ra, cũng phải kể đến những nỗ lực phát triển sản phẩm ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu khắt khe cho khách hàng của MSB.

2.2.2.2. Doanh thu từ phí dịch vụ Thanh toán qua di động

Nhờ việc chú trọng đầu tư phát triển kênh TTĐT, đặc biệt là TTQDĐ trên bối cảnh công nghệ hiện hiện đại mà CMCN 4.0 mang lại, vì vậy mà kết quả từ các sản phẩm dịch vụ này mang lại đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp tỷ trọng ngày càng

cao vào thu nhập từ hoạt động dịch vụ qua mỗi năm cho ngân hàng MSB.

Bảng 2.2. Doanh thu từ phí của dịch vụ TTQDĐ tại MSB giai đoạn 2015-2017

Với mức giao dịch và doanh số phát triển thần tốc trong giai đoạn 2015-2017 thì doanh thu từ phí của dịch vụ TTQDĐ tại MSB cũng tăng trưởng khá mạnh. Dựa theo bảng có thể thấy, doanh thu từ phí của dịch vụ TTQDĐ trong 3 năm gần đây đều liên tục tăng trưởng với khối lượng lần lượt là 9.465 triệu đồng và 16.642 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 66% và 70%. Đây có thể xem là mức độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động TTQDĐ ấn tượng của MSB trong những năm gần đây.

Mặc dù thu nhập từ TTQDĐ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, nhưng trong 3 năm trở lại đây, tỷ trọng này đang tăng trưởng khá rất tốt. Cụ thể, năm 2015 chiếm 7,69%. Năm 2016, chiếm 9,63%, tăng 1,94% so với năm 2015. Đến năm 2017, tỷ trọng này là 12,48%, tăng 2,85%.

Đặc biệt bùng nổ trong khoảng 2,3 năm trở lại đây của CMCN 4.0 cùng với sự đẩy tập trung phát triển thanh toán điện tử theo đề án đẩy mạnh TTKDTM của Chính Phủ, doanh thu từ hoạt động TTQDĐ đã có những bước tiến dài và được dự đoán sẽ tăng mạnh vào giai đoạn 2018-2020 khi mà các giải pháp thanh tốn áp dụng cơng nghệ mới như QR code, mPOS đang được MSB tích cực xây dựng và triển khai vào đầu năm 2018. Điểu này thể hiện việc định hướng đúng đắn của Ban điều hành ngân hàng MSB cũng như tiềm năng phát triển trên mảng dịch vụ này.

2.2.3. Sự phát triển sản phẩm dịch vụ Thanh toán qua di động tại MaritimeBank những năm gần đây Bank những năm gần đây

Trong nỗ lực đưa ra các sản phẩm tiên tiến nhất, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của CMCN 4.0 để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và tiện ích tốt nhất, MSB đã có những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cấp như sau:

- Trong năm 2015-2016:

• Nâng cấp thành cơng hệ thống Core Banking, hồn tất kiểm thử hệ thống dự phịng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, tăng cường công

tác an ninh thơng tin, đảm bảo an tồn hoạt động cho hệ thống trong mọi thời điểm.

• Liên kết thêm với Ví điện tử Payoo, mở rộng mạng lưới thanh tốn trực tuyến

• Dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, hạn mức chuyển lên tới 300 triệu VNĐ/ngày và 100 triệu VNĐ/giao dịch.

• Ngày 22/11/2016, MSB đã phối hợp cùng Meed, cơng ty có trụ sở tại Mỹ

chính thức ra mắt ứng dụng tài chính thơng minh Meed tại Việt Nam. Ứng dụng cho phép khách hàng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của ngân hàng với tính năng SocialBoostTM - người dùng Meed sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập khi giới thiệu thành công khách hàng mới cùng sử dụng và trở thành một phần của cộng đồng Meed toàn cầu.

- Trong năm 2017

Ngày 22/6/2017, MSB và Công ty cổ phần Gigatum vừa ký kết hợp tác chiến lược trong việc hỗ trợ thanh toán và liên kết ưu đãi thông qua ứng dụng Clingme. Clingme là ứng dụng thông minh trên smartphone và internet được Gigatum phát triển với nhiều tính năng độc đáo, tiện ích, cung cấp giải pháp thanh tốn thơng minh với nhiều ưu đãi hấp dẫn và mang đến dịch vụ hoàn tiền tự động (Auto Cashback) đầu tiên tại Việt Nam cho khách hàng khi mua sắm, sử dụng dịch vụ tại các đối tác của Clingme. Khi sử dụng ứng dụng này, khách hàng nói chung và khách hàng sử dụng tài khoản Maritime Bank nói riêng khơng chỉ nhận được những tiện ích về việc tìm kiếm, thanh tốn và kết nối cộng đồng mà cịn được hồn tiền lên tới 40% tại gần 3.000 cửa hàng (café, nhà hàng, shop thời trang...) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

- Kế hoạch năm 2018

Đầu tháng 2/2018, MSB sẽ ra mắt tính năng TTĐT mang tên M-QR trên ứng dụng ngân hàng di động. Để thực hiện thanh toán QR Pay, khách hàng cần cài đặt ứng dụng mobile banking của ngân hàng hoặc ứng dụng thanh toán điện tử cho phép quẹt mã QR. Khi thanh toán, khách hàng quẹt mã QR, xác thực thông tin thanh tốn và hồn tất giao dịch. Tính năng M-QR của MSB sẽ giúp khách hàng kết nối và thanh toán tiện lợi với gần 4.500 địa điểm giao dịch mua sắm và hàng trăm website bán hàng trực tuyến khác nhau như: Lotte Mart, B’s mart, ThaiExpress, Hotpot Story, Hồng Lam, Royal Tea, Klever fruits, Big Green, taxi Nội Bài,.

Từ tháng 5/2018, MSB sẽ hợp tác cùng Samsung Pay triển khai dịch vụ thanh toán qua ứng dụng Samsung Pay. Đây là dịch vụ cho phép khách hàng tích hợp nhiều thẻ ngân hàng trên điện thoại di động của Samsung. Dịch vụ hỗ trợ mã

hóa thơng tin giao dịch của thẻ dưới dạng Token. Khách hàng thanh toán bằng cách chạm điện thoại vào thiết bị chấp nhận thẻ, giao dịch được thực hiện bằng Token thay cho việc sử dụng thẻ vật lý tại Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Dịch vụ được áp dụng cho tất cả các điểm lắp đặt POS của MSB và POS thuộc hệ thống Napas.

Như vậy, qua các năm, MSB đã không ngừng đổi mới và cho ra đời thêm nhiều tiện ích mới cũng như tối đa hóa cơng nghệ nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng điện tử và hoạt động TTQDĐ hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh cao trên thị trường.

2.3. Thực trạng tiếp nhận dịch vụ Thanh tốn qua di động từ phía khách hàng tại ngân hàng Maritime Bank

Để đánh giá được chính xác hơn thực trạng tiếp nhận và sử dụng dịch vụ TTQDĐ từ phía khách hàng của MSB, tác giả đã nghiên cứu tiến hành khảo sát theo bảng hỏi chính thức được xây dựng tai Phụ lục 2 nghiên cứu này. Cuộc khảo sát được tiến hành với 250 khách hàng bằng phiếu khảo sát online, trong đó có 15 phiếu khơng hợp lệ nên lượng mẫu đưa vào phân tích là 235 phiếu. Kết quả khảo sát như sau:

2.3.1. Phân khúc thị trường

Đối tượng khảo sát chủ yếu là nam chiếm 52,3%, nữ chiếm 47,7% (tỷ lệ chênh lệch không qua nhiều nên vẫn đảm bảo được sự đồng đều nam nữ).

Trong tổng 235 phiếu khảo sát hợp lệ thì phần lớn tập trung ở độ tuổi 26-35 tuổi (42,1%) và 36-45 tuổi (28,5%). Đây là 2 nhóm đối tượng khách hàng có thể xem là đã có cơng việc hay thu nhập ổn định nên những đối tượng này đã tương đối hiểu và sử dụng dịch vụ TTQDĐ. Khách hàng có độ tuổi 18-25 tuổi cũng khá cao (20,4%), đây sẽ là đối tượng khách hàng trẻ tuổi đầy tiềm năng cho ngân hàng.

Trình độ học vấn: Nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt nghiệp Đại học/sau đại hoc (57%), tiếp đó là Cao đẳng (37,4%). Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới việc sử dụng TTQDĐ. Khi con người có trình độ học vấn càng cao thì nhu cầu và sự hiểu biết để sử dụng các dịch vụ thỏa mãn như cầu của mình ngày càng lớn.

Nghề nghiệp: Chiếm tỷ lệ cao nhất là Buôn bán/KD (34%), Cán bộ CNV

chiếm 28,5%. Đây là 2 nhóm nghề nghiệp có tiềm lực tài chính tương đối lớn và nhu cầu chuyển tiền cao. Nhóm Học sinh/sinh viên hiện nay cũng có khả năng tiếp cận TTQDĐ mặc dù khả năng tài chính chưa nhiều, nhóm này chiếm tỷ trọng tương đối (19,1%).

Thu nhập: Mức thu nhập trung bình của mẫu là 5-10 triệu/tháng (35,7%); khách hàng thu nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm 31,9% và khách hàng có thu nhập từ 10-15 triệu/tháng chiếm 25%. Số liệu cho thấy mẫu nghiên cứu phù hợp với khu vực Hà Nội, có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất kinh doanh nên thu nhập trung bình cao hơn khu vực khác.

Thời gian khách hàng sử dụng các dịch vụ của MSB: phần lớn là dưới 1 năm (42,9%); từ 1-3 năm chiếm 37,8%. Có thể thấy MSB tuy là ngân hàng còn khá mới nhưng những năm gần đây đang thu hút được thêm rất nhiều khách hàng mới.

Tỷ lệ biết đến các dịch vụ TTQDĐ: trong 235 mẫu số liệu chỉ có 3,8% (9 người) khơng biết đến dịch vụ TTQDĐ của MSB. Đây là biểu hiện khả quan cho MSB tiếp tục đưa các dịch vụ sản phẩm tới gần khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng triển khai thanh toán qua di động tại NHTMCP hàng hải việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 275 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w