Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng triển khai thanh toán qua di động tại NHTMCP hàng hải việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 275 (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất, NHNN phải có định hướng chiến lược phát triển TTQDĐ chung

cho các NHTM Việt Nam. NHNN là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hoạt động của ngành ngân hàng, vì vậy, mọi chỉ đạo của NHNN đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thanh tốn điện tử nói chung và TTQDĐ nói riêng của Việt Nam. Trong thời gian tới, để TTQDĐ thực sự phát triển, NHNN cần phải có định hướng chiến lược chung cho các NHTM Việt Nam. Bên cạnh những nghị định của Chính phủ, NHNN cần phải có các thơng tư chỉ đao trực

tiếp việc áp dụng các văn bản pháp lý trong thực tiễn hoạt động. Đồng thời, dođây là cơ quan trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngành ngân hàng nên hiểu rất rõ những yêu cầu của ngành này trong quá trình phát triển TTQDĐ, NHNN phải có những kiến nghị với Nhà nước để ban hành các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn dịch vụ TTQDĐ.

Thứ hai, NHNN phải là đầu mối hợp tác giữa các NHTM trong nước, các tổ

chức trung gian cơng nghệ và thanh tốn, tăng cường hợp tác quốc tế, tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Phải có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo NHNN vì với tầm nhìn của mình, NHNN sẽ tổ chức hệ thống ngân hàng cùng triển khai dịch vụ TTQDĐ thành một khối thống nhất, tăng cường sức mạnh của cả hệ thống, làm cho hiệu quả của dịch vụ thanh toán điện tử ở Việt Nam đạt được là cao nhất. NHNN cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các chuyên đề hay những khóa đào tạo các ngân hàng trong việc triển khai các hoạt động thanh tốn điện tử, trong đó có TTQDĐ, đồng thời, đó cũng là cơ hội để các ngân hàng trong khu vực và

trên thế giới trao đổi và rút ra các bài học kinh nghiệm cho ngân hàng mình. Ngồi ra,

NHNN phải tạo điều kiện cho các cán bộ ngân hàng đi thực tập, học hỏi các ngân hàng nước ngồi đã có những thành cơng trong cơng tác triển khai dịch vụ này.

Thứ ba, tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ các tổ chức, Bộ ngành liên

quan. NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả “Đề án phát triển than tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 ở Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác giám sát, đảm bảo an tồn và thơng suốt hệ thống mạng internet và mạng viễn thông trong giao dịch điện tử, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các tội phạm liên quan tới việc sử dụng phương thức thanh tốn sử dụng cơng nghệ cao.

Thứ tư, NHNN phải là cơ quan trực tiếp giám sát, kiểm tra các vi phạm của

các NHTM trong q trình triển khai TTQDĐ. Chỉ có như vậy, NHNN mới sửa chữa kịp thời những sai sót mà các NHTM trong nước phạm phải, tránh cho các ngân hàng khác lặp lại những lỗi sai đó. Ngồi ra, NHNN phải ln khích lệ, thúc đẩy các ngân hàng vượt qua khó khăn, tiến hành thành cơng loại hình thanh tốn cịn mới mẻ này.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng triển khai thanh toán qua di động tại NHTMCP hàng hải việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 khoá luận tốt nghiệp 275 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w