, rτ-A X DS HĐ bấn lẻ năm nay-DS HĐ bấn lẻ năm trước
Biểu đồ 6: Tỷ trọng cho vay KHCN trên tổng dư nơ tín dụng các ngân hàng năm 2016 (%)
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các ngân hàng cả trong lẫn ngoài nước đều nhảy vào cuộc chiến tranh giành thị phần kinh doanh, các NHTM Việt Nam cần nhận thức được những hạn chế so với các ngân hàng nước ngồi, một trong số đó là khả năng tài chính. Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính hiện tại của Sacombank là khơng mấy khả quan, vì thế nâng cao năng lực tài chính là việc làm cấp thiết đối với ngân hàng nếu muốn cải thiện tình hình kinh doanh. Chỉ khi đủ mạnh về tài chính thì ngân hàng mới đủ sức đối phó với rủi ro và đảm bảo khả năng thanh khoản tốt, tạo niềm tin cho KH khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, với định hướng đẩy mạnh đổi mới công nghệ hiện đại để tăng
lợi thế cạnh tranh đòi hỏi Sacombank phải đầu tư rất nhiều cho việc mua sắm máy móc, nâng cấp hệ thống phần mềm, do vậy nếu ít vốn thì sẽ rất khó khăn để thực hiện điều đó. Để nâng cao năng lực tài chính, ngân hàng cần tập trung vào các giải pháp chính như sau:
Một là, tăng vốn tự có:
- Từ nguồn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại. Đây là biện pháp hiệu quả vì nguồn vốn
này giúp ngân hàng không quá phụ thuộc vào thị trường vốn, không phải chịu chi phí vốn cao từ bên ngồi lại khơng làm lỗng quyền kiểm sốt của cổ đơng hiện hữu.
- Từ bên ngoài, bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc trái phiếu chuyển đổi. Hai là, tăng khả năng sinh lời:
Năng lực tài chính khơng chỉ thể hiện ở quy mơ vốn tự có mà cịn ở khả năng sinh lời thơng qua các chỉ số ROE (Tỷ lệ thu nhập trên VCSH); ROA (Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản). Vì thế, về cơ bản, tăng doanh thu đồng thời giảm thiểu đến mức tối đa chi phí là cách hiệu quả để tăng khả năng sinh lời.
- Tăng doanh thu: Với tình hình hiện tại của Sacombank khi mà nguồn thu chủ yếu đang
đến từ hoạt động tín dụng, nếu muốn tăng doanh thu thì ngân hàng cần tập trung tăng trưởng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Dựa trên thực tiễn, các chi nhánh cần có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao trình độ thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm giảm thiểu nợ xấu gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tồn hàng. Riêng về tín dụng bán lẻ, Sacombank cần chú trọng đến những mảng tiềm năng như cho vay mua nhà, mua ô tô hoặc cho vay vào các mục đích tiêu dùng khác. Ngoài ra, để mở rộng nguồn thu, Sacombank cần cho ra đời thêm các loại hình dịch vụ khác nhau để tìm kiếm thêm càng nhiều nguồn thu nhập.
- Giảm chi phí: Dù nỗ lực tăng doanh thu có thành công như nào nhưng nếu khơng có
biện pháp quản lý chi phí hợp lý thì cuối cùng lợi nhuận vẫn thấp. Vì thế bên cạnh tăng doanh thu, Sacombank cũng cần tập trung cắt giảm bớt chi phí. Ngân hàng cần xây dựng cụ thể các tiêu chí cho việc ghi nhận các khoản chi phí phát sinh, có phương án phân bổ chi phí hợp lý cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để theo dõi đánh giá kết quả hoạt động, qua đó tìm ra các biện pháp loại bỏ các chi phí khơng đáng có, nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí cho từng cán bộ cơng nhân viên, xây dựng định mức chi phí cho từng bộ phận, từng phịng ban để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực của ngân hàng.
Bên cạnh đó, Sacombank cần gia tăng nguồn vốn huy động lãi suất thấp, tăng cường ứng dụng công nghệ để giảm thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí nhân cơng, giảm giá thành dịch vụ, giúp gia tăng cạnh tranh và tăng lợi nhuận.