2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
Ngồi việc trích lập dự phịng cụ thể cho từng khoản vay sau khi đã phân loại nợ thì ACB cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phịng chung bằng 0,75% Tổng giá trị số dư nợ cho vay khách hàng được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.
2.2.3.5 Quản lý và xử lý nợ có vấn đề
Khi phát hiện ra các khoản nợ quá hạn, cán bộ tín dụng của ACB tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đơn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đồng thời căn cứ vào tình hình tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm sốt của phịng QHKH và cán bộ quản trị RRTD phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các biện pháp xử lý nợ mà ACB đang áp dụng bao gồm bổ sung thêm TSĐB, cơ cấu thời hạn trả nợ kỳ hạn trả nợ, phạt quá hạn, điều chỉnh lãi suất, chỉ yêu cầu trả gốc, tiếp tục cho vay để duy trì hoạt động nhằm khơi phục khả năng trả nợ của khách hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ hoặc bán nợ.
Theo đó khi đã phát hiện ra rủi ro và lựa chọn được biện pháp xử lý phù hợp, bộ phận tín dụng kết hợp cùng các bộ phận khác như bộ phận quản lý bán hàng, bộ phận quản lý nợ thực hiện đúng theo quy trình xử lý nợ của ACB quy định. Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ phải được sự xét duyệt của các cấp có thẩm quyền phù hợp, cần thiết phải có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của cấp lãnh đạo ACB. Tất cả các cơng việc đều phải được văn bản hóa và lưu giữ trong hồ sơ tín dụng của từng khách hàng. Hồ sơ này sẽ thể hiện việc tuân thủ các chính sách và thủ tục từ khi nhận hồ sơ xin cấp tín dụng cho đến khi giải ngân và xử lý các khoản nợ. Danh sách các cá nhân, các bộ phận có liên quan đến việc xét duyệt và xử lý nợ cũng được thể hiện trong hồ sơ này.
2.2.3.6 Kiểm sốt tín dụng tại ACB
Để thực hiện kiểm sốt sau đối với rủi ro tín dụng, đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục của NHNN, ACB đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc có chức năng nhiệm vụ kiểm tra theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cũng như các chi nhánh chủ động kiểm sốt rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
Kiểm soát trước khi cho vay: bao gồm kiểm sốt q trình thiết lập chính sách, thủ tục cho vay, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định; Kiểm sốt tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp; kiểm sốt việc soạn thảo hợp đồng tín dụng, chứng từ, văn bản cam kết.. ..theo phê duyệt; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ tiêu/ năm 2015 2016 2017
Tổng dư nợ cho vay 135,348,271 163,401,221 198,513,394
Kiểm soát trong khi cấp tín dụng: kiểm sốt các nội dung thực hiện theo phê duyệt cấp tín dụng, kiểm sốt việc soạn thảo, ký kết các khế ước nhận nợ, kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện ra những trường hợp vay hộ lập hồ sơ giải ngân vay vốn.
Kiểm sốt sau khi cấp tín dụng: kiểm soát thực hiện cam kết của khách hàng với ACB sau khi được cấp tín dụng như bổ sung chứng từ, kiểm sốt việc theo dõi quản lý khoản cấp tín dụng, kiểm tra việc đơn đốc thu hồi nợ, kiểm sốt tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng .
2.2.4 Ket quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB
Cơng tác QTRRTD tại ACB đã từng bước cải thiện, phát triển và đạt mức chun mơn hóa sâu hơn, cụ thể :
ACB đã xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp, hợp lý trên cơ sở quy định của pháp luật và định hướng của ACB nhằm đảm bảo cho việc cấp tín dụng cho khách hàng ln được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cũng như đúng theo quy định, góp phần lớn tác động làm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.
Chính sách QTRRTD cũng tương đối hiệu quả thể hiện bằng việc khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho khách hàng, nhóm khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực có liên quan với nhau, một địa bàn... quyết định phê duyệt đối với những khoản vay lớn cũng phải được thực hiện theo chế độ tập thể và phù hợp với năng lực của chi nhánh, chú trọng quản lý rủi ro kết hợp với nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định để ngăn chặn rủi ro tín dụng ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Thực hiện tổ chức QTRRTD khoa học, ACB đã áp dụng hệ thống QTRRTD tập trung được phân lập rõ ràng theo từng bộ phận trong Phòng QTRRTD, sự tách biệt về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Phòng QTRRTD và việc phân định rõ ràng thẩm quyền của các cấp phê duyệt có tác động rất lớn góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng đồng thời phát huy tối đa kỹ năng chuyên mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.
Chất lượng thẩm định tài sản được cải thiện, ACB xây dựng công ty thẩm định tài sản tách biệt với bộ phận thẩm định tín dụng, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng mỗi khoản vay, công tác thẩm định tài sản trở nên minh bạch, khách quan hơn góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài sản.
Bên cạnh đó, từ năm 2015 ACB bắt đầu triển khai thực hiện Basel II theo quy định của NHNN bằng việc xây dựng Ban dự án triển khai Basel II, trong đó ACB có các biện pháp như thực hiện cơ cấu lại danh mục cho vay theo định hướng Basel II, phát hành trái phiếu nhằm tăng vốn cấp II, đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR đúng theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.
Từ việc cơng tác QTRRTD của ACB được hồn thiện về mặt chính sách thì hiệu quả của cơng tác này cũng được thể hiện rõ về mặt định lượng và được thể hiện bởi các chỉ tiêu sau :