Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG II I : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

3.1 Định hướng phát triển

3.1.1 Định hướng hoạt động

Định hướng năm 2018, Ngân hàng Á Châu sẽ tiếp tục đầu tư các hệ thống cơng nghệ làm nền tảng cho các hoạt động chính. Hồn thiện mơ hình hoạt động của kênh phân phối theo hướng tập trung nhắm đến các phân đoạn khách hàng mục tiêu trong mảng bán lẻ là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tối ưu hóa vai trò của chi nhánh và phòng giao dịch trong cụm để nâng cao năng suất bán hàng, đồng thời củng cố quy trình cấp tín dụng và vận hành phục vụ quy trình này, xây dựng và hồn thiện các khung quản lý rủi ro trong lĩnh vực cấp tín dụng, vận hanh... .Các mục tiêu tài chính của ACB trong năm 2018 như sau :

- Tổng tài sản tăng 18% - Tín dụng tăng 15%

- Tiền gửi khách hàng tăng 18%

- Lợi nhận trước thuế Tập đoàn khoảng 5.699 tỷ đồng - Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng năm 2018

ACB ưu tiên tập trụng vốn đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực nông nghiệp nơng thơn thuộc các chương trình cho vay của ACB bao gồm chương trình cho vay trồng lúa và phục vụ đời sống có nguồn thu nhập từ nơng nghiệp, chương trình cho vay mua đất trồng lúa, chương trình cho vay chăm sóc cà phê, chương trình cho vay mua đất chăm sóc cao su.

Các khách hàng mục tiêu của ACB là các khách hàng đang ở giai đoạn bắt đầu tăng trưởng hoặc phát triển ổn định và tập trung vào một ngành nghề kinh doanh chính. Khách hàng mục tiêu cấp tín dụng của ACB được quy định như sau :

- Đối với khách hàng cá nhân :

Khách hàng vay sản xuất kinh doanh, vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn có tài sản đảm bảo nhóm 0, nhóm 1, nhóm 2 thuộc nhóm Nhận thế chấp bình thường và có nguồn thu nhập trả nợ ổn định, minh bạch.

Khách hàng vay mua/xây dựng/sửa chữa nhà để ở/ cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua có nguồn thu nhập ổn định trả nợ ( khơng phải nguồn thu nhập bất thường như bán nhà, bán cổ phiếu ..), có nguồn dự phịng hợp lý và có tài sản đảm bảo nhóm 0 và nhóm 1 thuộc nhóm nhận thế chấp bình thường.

Vay phục vụ nhu cầu đời sống có tài sản đảm bảo nhóm 0, nhóm 1 thuộc nhóm nhận thế chấp bình thường và có nguồn thu nhập trả nợ từ lương.

Cấp tín dụng tiêu dùng tín chấp: tập trung vào các đối tượng khách hàng có thu nhập từ lương ổn định hàng tháng, có thể kiểm sốt được dịng tiền, trả lương qua tài khoản, ưu tiên trả lương qua tài khoản ACB, nhân viên làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và các ngành nghề là y tế, giáo dục.

Vay sản xuất nơng nghiệp: trong từng thời kỳ có thể xem xét cho vay một số đối tượng cây trồng có tiềm năng phát triển ổn định bền vững như cho vay trồng lúa, cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... theo từng chương trình cho vay cụ thể của ACB

Chi tiết theo từng khu vực địa lý như sau :

Khu vực Miền Tây : cho vay trồng lúa, mua đất lúa, bổ sung vốn kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Khu vực Miền Đơng Nam bộ ( Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh ) : cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, mua nhà, đất và cho vay đối với một số nhóm cây trồng được ACB cấp hạn mức và quy định tại chính sách sản phẩm từng thời kỳ.

Khu vực miền Trung ( Kontum, Đaklak, Lâm Đồng ) : cho vay chăm sóc cà phê và một số nhóm cây trồng khác được ACB cấp hạn mức và quy định từng thời kỳ.

Các khu vực khác : thực hiện cho vay đối với các ngành nghề tiềm năng được ACB cấp hạn mức và quy định trong từng thời kỳ.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp :

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay sản xuất kinh doanh có tài sản đảm bảo nhóm 0, nhóm 1, nhóm 2 thuộc nhóm nhận thế chấp bình thường và có nguồn thu nhập trả nợ ổn định, minh bạch.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện tài trợ xuất nhập khẩu của ACB trong từng thời kỳ.

Doanh nghiệp vừa quy mơ lớn và doanh nghiệp lớn có báo cáo tài chính được kiểm tốn hoặc báo cáo thuế vay bổ sung vốn lưu động , đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều sản phẩm tại ACB.

Khách hàng doanh nghiệp có tỷ lệ địn bẩy ( Tổng nợ vay / Tổng tài sản ) và tỷ lệ cho vay/ giá trị TSĐB thấp.

Chi tiết theo từng khu vực địa lý như sau ;

Khu vực TPHCM : Tập trung phát triển các ngành có triển vọng cao như : sản xuất phân phối hàng tiêu dùng, may mặc , da giày, nhựa , thi cơng , hóa chất, in ấn, bao bì,...

Khu vực Hà Nội : Sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng, sản xuất chế biến công nghệ thực phẩm, thi công xây lắp.

Khu vực Đông Bắc bộ : Thương mại hàng tiêu dùng, lương thực, phân đạm, xăng dầu, VLXD, thương mại ô tô , xe máy, máy cơng trình, dịch vụ vận tải, kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ, thi công xây lắp.

Khu vực Miền Đông Nam bộ : Sản xuất thương mại hàng tiêu dùng, kinh doanh nông sản gỗ, điều, cao su, sắn lát, khai thác chế biến thủy hải sản, công nghiệp phục vụ ngành dầu khí.

Khu vực Miền Tây Nam bộ : Thương mại hàng tiêu dùng, xay xát chế biến và kinh doanh phục vụ nông sản, lương thực, thương mại công nghiệp, vật tư nông nghiệp.

Khu vực Bắc Trung bộ : Thương mại hàng tiêu dùng, dịch vụ lưu trú, vận tải, thi công xây lắp may mặc, thủy sản.

Khu vực Nam Trung bộ : Thương mại hàng tiêu dùng, dịch vụ lưu trú, thi cơng xây lắp.

3.1.3 Định hướng kiểm sốt và quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo tồn vốn cho cổ đơng là một trong các vấn đề được ACB đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tới ACB tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thận trọng để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức quản lý rủi ro được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh và các phòng giao dịch trên toàn hệ thống, đồng thời đẩy mạnh việc sát sao trong hoạt động kiểm tra giám sát phát hiện kịp thời những hạn chế, sai phạm trong hoạt động tín dụng cũng như trong công tác quản trị rủi ro nhằm hạn chế và giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w