Nguyên nhân về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG I I : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGQUẢN TRỊ RỦI RO

2.3 Nguyên nhân gây rarủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu

2.3.1 Nguyên nhân về phía ngân hàng

2.3.1.1 Nguyên nhân về chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là tổng thể những quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn nhân viên trong việc thực hiện hoạt động cấp tín dụng, chính sách tín dụng thể hiện tầm nhìn của các nhà quản trị cũng như thể hiện khẩu vị rủi ro của ngân hàng chính vì thế khi triển khai trên thực tế sẽ phát sinh nhiều vấn đề không như những gì nhà quản trị dự báo nên sẽ ln tồn tại hạn chế. Hơn nữa, chính sách tín dụng của ACB cịn khá chung chung, chỉ mới tập trung xác định về phân nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm tài sản đảm bảo, về xác định các ngành nghề lĩnh vực tiềm năng ở từng khu vực địa lý... chứ chưa quy định cụ thể về quy mô, giới hạn cho từng lĩnh vực và cho các nhóm TSĐB hay chưa có quy định về phương thức quản lý, xử lý các khoản tín dụng gặp vấn đề. Ngồi chính sách tín dụng thì ACB thường xun đưa ra những cơng văn quy định về việc điều chỉnh, thay đổi những vấn đề liên quan về việc cấp tín dụng, hoặc những quy định về quản trị rủi ro, tuy thể hiện sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng và cơng tác quản trị tín dụng nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề như nhân viên phải thường xun cập nhật, đơi khi có những quy định mới mâu thuẫn với quy định cũ gây rủi ro khi nhân viên chưa kịp cập nhật thông tin quy định mới.

Các ngân hàng hiện nay trong đó có ACB ln có hệ thống nội bộ để tiếp nhận thơng tin, quy định mới từ cấp trên. Như đã nói ở trên ACB liên tục đưa ra các công văn quy định mới nhằm nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động, tuy nhiên những thơng tin đó chỉ được cập nhập trên phần mềm của ACB mà khơng có bất cứ dấu hiệu thơng báo nào trên phần mềm và cũng khơng có ai nhắc nhở về việc này. Vì thế, đối với những nhân viên khơng có thói quen thường xun đọc cơng văn, không thường xuyên theo dõi quy định của ngân hàng sẽ gây ra sai phạm trong việc cấp tín dụng cho khách hàng làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng sau này khi không thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng.

2.3.1.3 Khơng thực hiện đúng quy trình, quy định của ngân hàng

Quy trình tín dụng của ACB được đánh giá là khá chặt chẽ, an tồn, có sự tách bạch giữa các bộ phận QHKH, Thẩm định tài sản và phê duyệt. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại ACB vẫn có những trường hợp có sự tác động qua lại giữa nhân viên QHKH và nhân viên Thẩm định tài sản, cụ thể sau khi nhân viên quan hệ khách hàng tạo thông tin về tài sản đảm bảo của khách hàng trên hệ thống PASS để thẩm định, nhân viên thẩm định tài sản sẽ được giao trách nhiệm tiến hành thẩm định và có thơng tin của người thẩm định tài sản đó trên hệ thống. Trường hợp giá thẩm định tài sản thấp, không đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay, nhân viên QHKH lại muốn giữ chân khách hàng hoặc cả nể vì là khách hàng thân thiết hoặc vì áp lực đạt chỉ tiêu nên tồn tại trường hợp tác động đến nhân viên thẩm định tài sản làm tăng giá trị để có thể cấp tín dụng cho khách hàng. Vấn đề này tuy xảy ra khơng thường xun và ở quy mơ tín dụng nhỏ tuy nhiên nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách về thẩm định tài sản cũng như làm tăng cao nguy cơ rủi ro tín dụng.

2.3.1.4 Nguyên nhân từ tổ chức phòng khách hàng

Cơng việc trực tiếp bán hàng tại phịng khách hàng của ACB chủ yếu là do DSA- cộng tác viên bán hàng trực tiếp và PFC/RA nhân viên tư vấn tài chính làm việc

theo từng nhóm và cùng làm việc để đạt chỉ tiêu cho cả nhóm, một nhóm gồm 1 đến 2 PFC/RA và một số DSA. DSA hàng ngày sẽ tìm kiếm khách hàng và hỗ trợ PFC/RA khi có hồ sơ vay vốn,sau một thời gian làm việc sẽ được trực tiếp tiến hành thẩm định khách hàng. Một khách hàng do DSA tìm kiếm được thì hồ sơ vay vốn đó sẽ do cả DSA và PFC/RA quản lý vậy nên việc tổ chức như vậy cịn có hạn chế đó là cơng việc của DSA và PFC/RA khơng được phân cơng rõ ràng, đơi khi có sự trùng lặp và gây giảm hiệu quả làm việc của nhóm. Bên cạnh đó cịn gây lãng phí nhân lực, thời gian cấp tín dụng kéo dài và do cơng tác quản lý khoản vay rắc rối , làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng khi mà chồng chéo trong việc quản lý, giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ.

2.3.1.5 Nhân viên cịn chế về chun mơn

Để tiến hành thẩm định chính xác về khách hàng và khoản vay đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức chun mơn và kiến thức xã hội tốt, hiện nay ngoài việc liên tục tuyển dụng nhân viên có kiến thức chun mơn tốt thì như đã nói ở trên ACB cịn tuyển dụng , đào tạo nhân viên theo hình thức cộng tác viên - DSA. Mục tiêu bao đầu của ACB khi tuyển dụng DSA là để tìm kiếm khách hàng, vì vậy mà tiêu chuẩn để tuyển dụng khơng cao, thậm chí khơng q địi hỏi kiến thức chuyên ngành mà chỉ cần khả năng tìm kiếm khách hàng, sau khi đạt chỉ tiêu về số lượng giải ngân thì được lên nhân viên chính thức và được làm công việc thẩm định khách hàng Những nhân viên này đều là những người rất trẻ, kiến thức nền tảng không chắc chắn và không được đào tạo quy củ nên gây nguy cơ rủi ro cao cho ngân hàng.

2.3.1.6 Kiểm tra giám sát sau vay cịn mang tính hình thức

Việc kiểm tra giám sát sau cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, kiểm tra tình hình thực hiện phương án, kết quả đạt được và kiểm tra tài sản đảm bảo. Trường hợp phát hiện có rủi ro về tình hình tài chính, về tài sản đảm bảo hay về yếu tố con người khách hàng thì phải có biện pháp xử lý. Theo quy định của ACB, việc giám sát thực tế sau vay phải diễn ra thường xuyên, ít nhất 3 tháng/1 lần

hoặc bất cứ khi nào nếu nghi ngờ có rủi ro xảy ra, tuy nhiên trên thực tế cán bộ tín dụng khơng thực hiện như quy định, không giám sát theo thời gian và số lần như quy định thậm chí khơng giám sát trực tiếp, nếu có cũng chỉ là gọi điện yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các chứng từ. Ngun nhân có thể do nhân viên tín dụng khơng có thời gian hoặc chủ quan chỉ quan tâm đến việc nhắc khách hàng trả nợ đúng thời hạn nên chỉ kiểm tra mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, khi cán bộ tín dụng khơng xuống trực tiếp đơn vị kiểm tra mà chỉ căn cứ vào chứng từ khách hàng cung cấp để làm căn cứ ghi biên bản kiểm tra, biên bản kiểm tra thì sơ sài, chưa cập nhật thơng tin một cách đầy đủ và chính xác.

2.3.1.7 Sự lỏng lẻo trong cơng tác kiểm sốt nội bộ ngân hàng

Kiểm soát nội bộ ngân hàng là tổng thể hệ thống các văn bản quy định về cơ chế kiểm soát được cài đặt trong các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thơng tin báo cáo để kiểm sốt hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm sốt rủi ro có thể phát sinh trong quy trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Kiểm sốt nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên.

Tuy nhiên, ở ACB hoạt động kiểm sốt nội bộ trong thời gian qua vẫn cịn nhiều thiếu sót. Cơng tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình. Nguyên nhân là do lãnh đạo ACB chưa thực sự chú trọng đến công tác này và do thiếu nhân sự có đủ trình độ chun mơn để thực hiện. Nhân sự ngành kiểm tốn thường khơng có sự am hiểu sâu về hoạt động tín dụng nên gặp khó khăn trong cơng việc, do đó kiểm sốt nội bộ của ACB có thể có những nhận định khơng đúng về thực trạng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w