Các nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG I I : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGQUẢN TRỊ RỦI RO

2.3 Nguyên nhân gây rarủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu

2.3.3 Các nguyên nhân khác

2.3.3.1 Tình hình nền kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế đã có những tiến triển phục hồi và trên đà ổn đinh, tuy nhiên thì mức tăng trưởng vẫn chưa thể bằng với mức tăng trưởng so với thời kỳ trước năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 6.68 % , năm 2016 đạt 6.21% và cao nhất trong vòng mười năm gần đây là năm 2017 đạt 6.78%. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có tác động rất nhiều đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và ACB nói riêng, tốc độ tăng trưởng tăng, nhu cầu cần vốn của các chủ thể trong nền kinh tế tăng có tác động tốt đến hoạt động của ACB cụ thể là hoạt động tín dụng, tuy nhiên song song với tăng trưởng kinh tế thì vấn đề lạm phát cũng đáng được quan tâm, năm 2017 tỷ lệ lạm phát là 3.53% tuy thấp hơn mức trần là 4% nhưng cũng tương đối cao, lạm phát có xu hướng tăng cũng là căn nguyên làm phát sinh rủi ro tín dụng cho ACB, khi lạm phát tăng đồng tiền mất giá, khách hàng khơng có những dự đốn chính xác về quản trị đồng tiền thì rất dễ gây ra rủi ro làm ăn không hiệu quả, đôi khi không đủ để thực hiện nghĩa vụ nợ đối với ngân hàng.

Ngoài ra việc mở cửa hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng

lớn, không chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà cịn có cả những doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta. Cơ chế cạnh tranh công bằng, quyết liệt sẽ loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, không hiệu quả, từ đó sẽ gây rủi ro khơng thu hồi được nợ của ngân hàng khi mà khơng phân tích, thẩm định kỹ lưỡng.

2.3.3.2 Nguyên nhân từ hệ thống thơng tin tín dụng CIC

Thơng tin từ CIC là một nguồn thơng tin chủ yếu, thậm chí là bắt buộc phải có ở ACB khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên nguồn thơng tin này còn đơn điệu, các thơng tin từ CIC chỉ mang tính lịch sử chứ chưa có dự đốn cho tương lai, chưa có các thơng tin về ngun nhân gây ra Nợ quá hạn của khách hàng, ngoài ra vẫn cịn những trường hợp thơng tin trên CIC sai lệch hoặc cập nhật thông tin chậm trễ gây ảnh hưởng đến thông tin khách hàng làm giảm độ tin cậy khi cán bộ tín dụng điều tra thơng tin, từ đó tác động làm phát sinh rủi ro tín dụng khi cán bộ tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng.

Kết luận chương II

Chương II đã phân tích, đánh giá, nêu bật được thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB. Trong đó nêu ra thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đồng thời đánh giá những kết quae đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w