Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng và thẩm quyền phê duyệt

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 39 - 49)

CHƯƠNG I I : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGQUẢN TRỊ RỦI RO

2.1 Giới thiệu về ngân hàn gÁ Châu

2.2.1 Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng và thẩm quyền phê duyệt

ACB xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng một cách chặt chẽ cùng với việc phân định rõ thẩm quyền phê duyệt của các cấp trong bộ máy quản lý tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng tại ACB được an tồn và có hiệu quả, quản lý được rủi ro tín dụng. Đồng thời tăng cường được tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc trình duyệt hồ sơ tín dụng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng.

Hiện nay ACB xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tập trung, kết nối từ chi nhánh đến Hội sở chính. Đây là mơ hình quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng. Hội đồng quản trị và Ủy ban quản lý rủi ro sẽ là bộ phận ban hành các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản trị điều hành những việc chủ chốt,

còn ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó mỗi cấp quản lý có chức năng riêng trong cơng tác quản lý rủi ro.

về chức năng: Phịng Quản lý rủi ro tín dụng có chức năng

Tham mưu xây dựng, triển khai chính sách tín dụng của Ngân hàng phù hợp với chiến lược kinh doanh, hoạt động tín dụng của ACB và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Tham mưu xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng, các giới hạn rủi ro tín dụng, các cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng và theo dõi, giám sát việc thực hiện nhằm quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng của ACB.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá, theo dõi tình hình nợ quá hạn, chất lượng tín dụng của hệ thống để có các cảnh báo sớm các rủi ro tín dụng và đề xuất các biện pháp kiểm sốt rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ.

Tham mưu xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng, hạn mức phê duyệt của các ban tín dụng, chuyên viên phê duyệt tín dụng của ACB.

Tổng hợp, phân tích và cung cấp thơng tin ngành kinh tế cho toàn bộ hệ thống nhằm hỗ trợ cho cơng tác phát triển tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng.

Thực hiện kiểm tốn tín dụng nhằm đánh giá sự tn thủ chính sách và quy trình phê chuẩn/ cấp tín dụng để đảm bảo mức độ tuân thủ cần thiết.

về nhiệm vụ: Mỗi bộ phận trực thuộc Phịng Quản lý rủi ro tín dụng sẽ có

nhiệm vụ khác nhau, song vẫn đảm bảo tính thống nhất góp phần xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng an tồn hiệu quả, thể hiện như sau:

Bộ phận Chính sách tín dụng có nhiệm vụ:

Xây dựng, đánh giá, cập nhật và triển khai áp dụng các chính sách tín dụng chiến lược phù hợp với Khẩu vị rủi ro tín dụng, chiến lược của ACB.

Xây dựng, đánh giá, cập nhật và triển khai áp dụng các chiến lược thẩm định và cấp tín dụng dựa trên việc phân tích danh mục.

Điều hành diễn đàn tín dụng hoặc kho dữ liệu câu hỏi, thắc mắc và trả lời liên quan chính sách tín dụng và phản hồi một cách đầy đủ kịp thời.

Xây dựng thực hiện và xem xét, cập nhật các thủ tục, quy định về ba nhóm khách hàng: Cá nhân, Doanh nghiệp và Định chế tài chính.

Xây dựng, cập nhật, cải tiến và thực hiện khung quản lý rủi ro tín dụng.

Xây dựng và duy trì một cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro tín dụng vững mạnh, gồm có cấu trúc quản trị tốt, kiểm soát rủi ro tốt và các chính sách.

Bộ phận Phân tích rủi ro tín dụng có nhiệm vụ:

Nghiên cứu, phân tích và xây dựng định hướng/ tiếp cận danh mục được phân khúc theo ngành dựa trên điều kiện kinh tế trong tồn bộ q trình nhằm hỗ trợ việc phát triển chính sách tín dụng.

Phát triển, thực hiện và kiểm sốt nguy cơ rủi ro tín dụng, mức độ chấp nhận, giới hạn phù hợp với Khẩu vị rủi ro tín dụng tại ACB và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cung cấp đầy đủ các phân tích rủi ro và cơng cụ thơng tin quản trị ( MIS ) liên quan và phát triển, thực hiện đánh giá mơ hình tín dụng.

Đề ra Khẩu vị rủi ro và chiến lược định kỳ hàng năm ( ví dụ : mức độ chịu đựng rủi ro, khoản tổn thất rủi ro dự kiến ...) trình lên Ủy ban QLRR phù hợp với chiến lược kinh doanh.

Xem xét, chỉnh sửa và thực hiện hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hàng gắn với hệ thống đánh giá tín dụng và hệ thống cảnh báo sớm phục vụ cho quản lý rủi

Nâng cao, áp dụng việc báo cáo và phân tích danh mục ( chất lượng tín dụng và nợ xấu) trong phạm vi toàn Ngân hàng hoặc một đơn vị, khu vực kinh tế/ ngành để đánh giá rủi ro theo danh mục và đề xuất cho việc xem xét việc quản lý và kiểm soát mức độ rủi ro tập trung của danh mục.

Chịu trách nhiệm phát triển, đào tạo nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng .

Bộ phận Quản trị và Kiểm sốt tín dụng có nhiệm vụ :

Thực hiện đánh giá tn thủ chính sách bà quy trình phê chuẩn / cấp tín dụng để đảm bảo mức độ tuân thủ cần thiết cho việc quản trị tín dụng hiện tại và cách tiếp cận định hướng rủi ro.

Xây dựng, đánh giá và triển khai khung kiểm tốn tín dụng bao gồm các thủ tục, hướng dẫn và nguyên tắc kiểm tra, kiểm sốt tín dụng.

Phối hợp, thực hiện kiểm tốn tín dụng với các đơn vị kinh doanh và các bên liên quan nhằm đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng.

Thực hiện báo cáo quy định tín dụng, thơng tin tín dụng thơng qua quản lý danh mục và mơ hình đánh giá rủi ro.

Thứ hai : Phân chia Thẩm quyền phê duyệt

Không chỉ xây dựng bộ máy quản trị rủi ro tín dụng với quy định chức năng nhiệm vụ rõ ràng, ACB cịn phân chia các cấp phê duyệt tín dụng nhằm phân định rõ trách nhiệm cũng như quyền hạn của mỗi cấp phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng cũng như an tồn trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Cơ cấu tổ chức cấp phê duyệt

Hệ thống phê duyệt tín dụng của ACB được tổ chức tương ứng với từng cấp quản lý của ACB, bao gồm:

Tại các Phòng giao dịch: câp phê duyệt tín dụng tương ứng là Chuyên viên tại PGD

Tại các Chi nhánh: câp phê duyệt tín dụng tương ứng là Chuyên viên tại CN - Câp phê duyệt tại Hội sở:

Tại trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung: câp phê duyệt tín dụng tương ứng là Chuyên viên phê duyệt tại TTPD

Tại các khối KHCN, khối KHDN ở Hội sở: câp phê duyệt tín dụng tương ứng là BTD Cá nhân Hội sở, BTD Doanh nghiệp hội sở

Tại HĐQT và Ban TGĐ: câp phê duyệt tín dụng tương ứng là UBTD tồn thể, UBTD thường trực toàn thể, UBTD thường trực, UBTD tổ và Chuyên viên bậc 7

Tóm lại, tại ACB có 3 câp phê duyệt tín dụng là Chuyên viên phê duyệt tín dụng, Ban tín dụng và Ủy ban tín dụng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các câp phê duyệt tín dụng cũng được quy định cụ thể:

Chuyên viên phê duyệt tín dụng:

-Quyết định câp tín dụng và quyết định các vân đề phát sinh sau khi câp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt do UBTD phê duyệt từng thời kỳ

- Trước khi phê duyệt, phải đọc và nghiên cứu kỹ hồ sơ tín dụng - Thơng báo kịp thời cho UBTD/BTD khi phát hiện rủi ro tín dụng

- Chuyên viên phê duyệt tín dụng phê duyệt hồ sơ tín dụng và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình. Trường hợp quyết định của Chuyên viên phê duyệt tín dụng sai với quy định của pháp luật, quy định của ACB dẫn đến có phát sinh thiệt hại về vật chât cho ACB thì Chun viên phê duyệt tín dụng đó chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình và bồi thường thiệt hại cho ACB theo quy định ( nếu có)

Ban tín dụng:

-Quyết định cấp tín dụng và quyết định các vấn đề phát sinh sau khi cấp tín dụng trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt do UBTD ủy quyền trong từng thời kỳ

- Các thành viên BTD phải đọc, nghiên cứu kỹ hồ sơ tín dụng trước khi dự họp và tham gia đầy đủ đúng giờ các phiên họp

- Thông báo kịp thời cho UBTD khi phát hiện rủi ro tín dụng

- Các thành viên BTD phê duyệt hồ sơ tín dụng và chịu trách nhiệm tập thể đối với các quyết định của mình. Trường hợp các quyết định BTD thơng qua có nội dung sai với quy định của phát luật, quy định của ACB dẫn đến có phát sinh thiệt hại về vật chất cho ACB thì các thành viên chấp thuận thơng qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và bồi thường thiệt hại cho ACB theo quy định ( nếu có).

Ủy ban tín dụng:

- UBTD tồn thể phê duyệt các quy chế, quy định liên quan đến tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng sau:

Xem xét danh mục tín dụng của ACB theo định kỳ, tối thiểu là hàng quý để đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật và chất lượng tín dụng của tịan hệ thống, từ đó đề xuất chiến lược, định hướng phát triển tín dụng, chính sách tín dụng ( nếu cần)

Các quy chế, quy định, quy trình liên quan cấp tín dụng

Chính sách định giá TSĐB và tài sản nhận đảm bảo cấp tín dụng

Phê duyệt tổ chức nhân sự , thẩm quyền của các cấp phê duyệt tín dụng là Chuyên viên phê duyệt từ bậc 1 đến bậc 6 và các BTD

- UBTD thường trực tồn thể phê duyệt cấp tín dụng với các nội dung sau: Phê duyệt các khoản cấp tín dụng/ các vấn đề liên quan đến khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của phiên họp UBTD thường trực và các khoản cấp tín dụng do HĐQT ủy quyền

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng do đơn vị trình chuyển trình UBTD thường trực tồn thể vì khơng đồng ý với kết quả phê duyệt ( kể cả trường hợp từ chối cho vay) của UBTD thường trực.

- UBTD thường trực phê duyệt cấp tín dụng với các nội dung sau:

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng / các vấn đề liên quan đến khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của phiên họp UBTD tổ và các khoản cấp tín dụng do HĐQT ủy quyền

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng do đơn vị trình chyển trình UBTD thường trực vì khơng đồng ý với kết quả phê duyệt ( kể cả trường hợp từ chối cho vay ) của UBTD tổ.

- UBTD tổ phê duyệt cấp tín dụng với các nội dung sau :

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền do HĐQT phân cơng ủy quyền trong từng thời kỳ

Phê duyệt các khoản cấp tín dụng do đơn vị trình chuyển trình UBTD vì khơng đồng ý với kết quả phê duyệt ( kể cả trường hợp từ chối cho vay ) của cấp dưới

- Thẩm quyền phê duyệt của UBTD do HĐQT phân công ủy quyền trong từng thời kỳ

- Các thành viên UBTD khi phê duyệt các quy chế, quy định liên quan đến tín dụng, thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hồ sơ tín dụng cùng chịu trách nhiệm tập thể đối với các quyết định của mình. Trường hợp các quyết định UBTD thơng qua có nội dung sai với quy định của pháp luật, quy định của ACB dẫn đến có thiệt hại về vật chất

cho ACB thì các thành viên chấp thuận thơng qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó về bồi thường thiệt hại cho ACB theo quy định (nếu có).

Phương thức phê duyệt

Việc phê duyệt tín dụng tại ACB được thực hiện thông qua hai (2) phương thức phê duyệt, là phương thức phê duyệt Chuyên viên và phương thức phê duyệt tập thể UBTD/BTD:

- Phương thức phê duyệt Chuyên viên:

Phương thức phê duyệt Chuyên viên là phương thức phê duyệt do một cá nhân được bổ nhiệm là Chuyên viên phê duyệt tín dụng đảm nhiệm. Các Chuyên viên được bổ nhiệm từ bấc 1 đến bậc 7 với thẩm quyền tăng dần theo số bậc của Chuyên viên. Tùy theo u cầu chun mơn hóa trong từng thời kỳ mà Chuyên viên phê duyệt có thể được bổ nhiệm thành Chuyên viên phê duyệt kiêm nhiệm hoặc Chuyên viên phê duyệt chuyên trách nếu đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của ACB.

Danh sách và thẩm quyền phê duyệt của từng Chuyên viên phê duyệt do UBTD quyết định

- Phương thức phê duyệt tập thể UBTD/ BTD :

Phương thức phê duyệt tập thể UBTD/ BTD là phương thức phê duyệt do tối thiểu hai cá nhân đảm nhiệm. Phương thức phê duyệt tập thể UBTD/BTD bao gồm các cấp thẩm quyền phê duyệt tăng dần như sau: BTD Hội sở - UBTD

Danh sách thành viên, thẩm quyền phê duyệt, chức năng nhiệm vụ BTD do UBTD quyết định. BTD bao gồm có các chức danh sau: Trưởng ban , Phó ban thường trực , Phó ban, thành viên , thành viên dự khuyết (nếu có). Thành viên và số lượng chức danh của BTD do UBTD quyết định.

Danh sách thành viên, thẩm quyền phê duyệt , chức năng nhiệm vụ UBTD do Chủ tịch HĐQT quyết định. UBTD bao gồm các chức danh sau: Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm (thường trực), thành viên thường trực, thành viên, thành viên dự khuyết (nếu có).

Khi xác định thẩm quyền phê duyệt cần phải xem xét trên các tiêu chí:

-Tổng mức cấp tín dụng của các loại hạn mức phê duyệt mà Cấp phê duyệt tín dụng được quyền phê duyệt cho một khách hàng

-Tiêu chuẩn sản phẩm tín dụng của ACB, Nhóm TSĐB , Nhóm khách hàng và Tỷ lệ cấp tín dụng/TSĐB mà Cấp phê duyệt tín dụng được quyền quyết định.

-Trong phạm vi giới hạn địa lý hoặc một số đơn vị có hồ sơ tín dụng mà Cấp phê duyệt tín dụng được quyền quyết định.

Ngồi các quy định về cấp phê duyệt và phương thức phê duyệt thì các quy định về nguyên tắc phê duyệt, nguyên tắc xây dựng thẩm quyền phê duyệt,nguyên tắc trình hồ sơ các trường hợp phát sinh vấn đề trong quá trình phê duyệt như hồ sơ bị từ chối, chuyển cấp phê duyệt, các trường hợp khơng được trình hồ sơ tín dụng, ngoại lệ trình hồ sơ ... đều được quy định rõ ràng chi tiết trong quy định của ACB.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu - Khoá luận tốt nghiệp 267 (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w