Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh các Ngân hàng Thương mại

2.2.1. Năng lực tài chính

Quy mơ vốn của các NHTM đã được tăng lên đáng kể theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ VNĐ. Với những nỗ lực trong thời gian qua, quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ của toàn hệ thống NHTM Việt Nam tăng lên đáng kể, năng lực cạnh tranh của NHTMVN được cải thiện.

> Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô tổng tài sản tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2016. Trong khi tổng tài sản tăng 12,6%, vốn điều lệ chỉ tăng thêm 3,57%. Các đợt tăng vốn của các ngân hàng trong năm 2016 cũng chủ yếu lấy từ nguồn vốn chủ sở hữu mà không phải nguồn vốn mới.

Tại thời điểm cuối năm 2016, vốn điều lệ toàn hệ thống đạt 476.692 tỷ đồng. Vietinbank vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với 37.234 tỷ đồng. Xét về số vốn điều lệ trong tổng số các ngân hàng hiện nay, có thể chia làm 3 top. Top 1 với 10 ngân hàng có vốn lớn hơn 10.000 tỷ đồng, top 2 gồm 12 ngân hàng có vốn từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng và top 3 còn lại với các ngân hàng có vốn từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4. Top 10 Ngân hàng có vốn điều lệ trên 10000 tỷ đồng

Đơn vị: Tỷ Đồng

■ Vốn điều lệ

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên các NHTM)

Ở thị trường trong nước, các ngân hàng TMCPVN đang chịu sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài. Tốc độ tăng vốn điều lệ của các NHTMVN năm 2016 trung bình khoảng 2,5% trong khi tốc độ tăng này của các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngồi là trên 10%. Điều đó cho thấy các NHLD và NHNNg đang củng cổ năng lực tài chính, ngày càng mở rộng quy mơ, mạng lưới phân phối và chiếm lĩnh thị trường một cách mạnh mẽ.

Mặc dù tổng tài sản tăng nhanh nhưng quy mô vốn của các NH Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Top 4 ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất toàn hệ thống như Vietinbank, BIDV, Agribank và Vietcombank đã đạt được từ 1,1 đến 1,6 tỷ USD, vẫn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore hơn 9 tỷ USD, ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD).

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản các Ngân hàng thương mại 2016

(Nguồn: Vietstock)

Điều này phản ánh hệ thống ngân hàng Việt Nam có số lượng ngân hàng quá lớn song quy mô từng ngân hàng lại nhỏ trong so sánh về quy mơ trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển trong khu vực.

> Hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR)

Theo thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu mà các ngân hàng phải duy trì là CAR ≥ 9%. Theo đó, các NHTM ngồi việc tăng quy mô đã đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động nhằm đạt được và tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn.

Biểu đồ 2.6. Hệ số CAR của 10 ngân hàng thí điểm Basel II

30%

lớc Iirtnig hệ so CAR tại 10 ngân hàng thí điêni

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên các NHTM)

Trong 10 ngân hàng tham gia thí điểm Basel II theo Dự thảo thơng tư của Ngân hàng Nhà nước, nhóm NHTMCP tư nhân có khả năng đáp ứng tốt hơn do đã có hệ số CAR cao đáng kể so với mức quy định, như ACB, VIB, VPBank... Trong khi đó nhóm NHTMNN sẽ chịu áp lực tăng vốn lớn (VCB, BIDV, CTG).

Mặc dù nằm trong top các NHTM có quy mơ tổng tài sản lớn nhất, các NHTMNN có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thấp nhất với hệ số CAR bình qn là 9,81%. Trong khi đó, nhóm 8 ngân hàng 100% vốn nước ngồi và liên doanh lại dẫn đầu về tỷ lệ an toàn với hệ số CAR lên tới 32,7%. Nhóm các ngân hàng TMCP có hệ số CAR gần 11,8%.

Hệ số an tồn vốn tối thiểu của tồn hệ thống theo bình quân đạt 12,73. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn), vì thế nếu áp dụng theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầu đủ thì tỷ lệ CAR sẽ chỉ cịn khoản 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25 - 30%. Do đó, chỉ số CAR nếu tính theo Basel II của toàn hệ thống xếp vào loại thấp so với một số nước đã áp dụng Basel II trong khu vực như Thái Lan, Malaysia; hơn thế, các nước này đang trong lộ trình áp dụng những chuẩn mực của Basel III.

Tỷ lệ an toàn vốn ở Việt Nam vẫn chưa phản ánh trung thực tình hình của các ngân hàng do tình trạng giấu giếm nợ xấu và chưa tuân thủ chặt chẽ về trích lập dự phịng. Hệ số

CAR đang bị thổi phồng và phản ánh chưa chính xác mức độ an tồn vốn của các ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w