Năng lực trình độ cơng nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 70 - 71)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh các Ngân hàng Thương mại

2.2.5. Năng lực trình độ cơng nghệ

Cơng nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng thương mại Việt Nam rất chú trọng, coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Nhờ có cơng nghệ ngân hàng hiện đại nên hầu hết các NHTM Việt Nam đều đã tham gia vào hệ thống SWIFT trong hoạt động thanh toán quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng với tốc độ nhanh, tính bảo mật cao, an tồn và chi phí thấp.

Trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ và đổi mới công nghệ, các ngân hàng đã tập trung, đầu tư vốn lớn để triển khai dự án “Ngân hàng Lõi”. Tùy theo khả năng tài chính, nhu cầu, quy mơ,.. mỗi ngân hàng tìm kiếm, lựa chọn hệ thống Core Banking khác nhau với chi phí rất đắt lên tới vài triệu USD. Core Banking cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận của Ngân hàng như: I-Flex, T24, TCBS,... Theo một báo cáo của Ngân hàng nhà nước, có ngân hàng ứng dụng cơng nghệ thơng tin ở mức thấp - chi phí khoảng 200 ngàn đến dưới 500 ngàn USD - chủ yếu là giải quyết các nghiệp vụ và giao dịch bình thường. Nhưng có những ngân hàng ứng dụng cơng nghệ ở mức độ cao - chi phí trên 5 triệu USD - nhưng vẫn chưa mua được hết các tính năng của core-banking hiện đại; bởi mỗi CoreBanking là chưa đủ, các ngân hàng còn cần phải đầu tư thêm các hệ thống xung quanh để hỗ trợ, vận hành đồng bộ như hệ thống tín dụng, hệ thống huy động vốn, mạng lưới, nhân sự. Sự chưa đồng đều còn thể hiện ở việc quản lý dữ liệu và online toàn hệ thống vẫn chưa thực sự được phát triển mạnh.

Cũng theo báo cáo này, đầu tư công nghệ của NHTM trong nước chỉ khoảng 5% danh mục vốn đầu tư; quá thấp so với các NHTM trong khu vực: mỗi năm, hệ thống ngân hàng Châu Á, Thái Bình Dương đầu tư cho Công nghệ thông tin khoảng 7,3 tỷ USD, các ngân hàng trong khu vực Indonesia khoảng trên 12 tỷ USD.

Sự bùng nổ của Ngân hàng số kèm theo đó rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ công nghệ như: SMS Banking, Internetbanking, Mobile Banking, thanh toán trực tuyến, khai tác các dịch vụ thu chi hộ, kết nối liên minh thẻ.... Dần thay thế các kênh phân phối truyền thống như chi nhánh, phòng giao dịch, ATM/POS, Home Banking,. Với các hình thức bảo mật bằng cơng nghệ tiên tiến.

Theo thống kê, có khoảng hơn 31% dân số Việt Nam có tài khoản thẻ, so với tỷ lệ dân số tại các nước trong khu vực có tài khoản ngân hàng như Malayssia là 80,7%, Thái Lan là 78%, Singapore là 96,4% và Indonesia gần 36%.... Bên cạnh đó, hiện có đến 44% khách hàng của các ngân hàng Việt đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số (mobile/internet banking). Đây là mức trung bình của Châu Á, so với Trung Quốc (57%), Nhật Bản (83%), Hàn Quốc (96%), nhưng cao hơn các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia (41%), Thái Lan (19%), Indonesia (36%), Philipines (13%). Trong vòng 4 năm (2011 - 2014), tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng ngân hàng số tại Việt Nam đã tăng rất nhanh 6,3 lần, thấp hơn 7,3 lần của Indonesia nhưng cao hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Singapore là 1,7 lần và Philipines là 2,6 lần.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w