Năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh các Ngân hàng Thương mại

2.2.2. Năng lực hoạt động

> Năng lực hoạt động huy động vốn

Ngành NH tăng trưởng nhanh cả về số lượng và qui mô tài sản trong giai đoạn 2011 - 2016. Thị phần huy động của khối NHTMNN vẫn dẫn đầu, giữ chắc thị phần của mình nhờ có thêm 3 ngân hàng 0 đồng từ khối cổ phần; mặt khác, khối ngân hàng thương mại cổ phần thể hiện khó khăn ở nhiều thành viên kể từ năm 2011 - năm bắt đầu quá trình tái cơ cấu hệ thống. Tuy nhiên, các NHTMCP đang phát triển lớn mạnh trong thời gian qua cộng với lãi suất huy động cao hơn, đang dần chiếm được sự tin cậy của công chúng gửi tiền.

Biểu đồ 2.7. Thị phần huy động vốn của các NHTM

■ NHNNg&LD BNHTMCP BNHTMNN

(Nguồn: tự tổng hợp)

Trong khi đó, khối NH nước ngồi được dỡ bỏ hạn chế về huy động và bắt đầu tham gia cuộc cạnh tranh thực sự bình đẳng với các NHTM trong nước kể từ đầu 2011. Trong những năm tới, khi mà Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giớ thì khả năng huy động của các NHNNg sẽ tăng lên rất nhanh và thu hút khách hàng từ phía các ngân hàng trong nước và cuộc cạnh tranh huy động tiền gửi của các NHTM trong thời gian tới sẽ rất quyết liệt

2011 2012 2013 2014 2015 2016

NHTMNN 47.2% 43.1% 42.5% 42.6% 46.6% 46.1%

NHTMCP 42.4% 42% 42.8% 43% 40% 40.2%

NHNNg&LD 14.4% 14.9% 13.7% 14.4% 13.4% 13.7%

Đến cuối năm 2016, ước tính thị phần huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng từ 39,7% cuối năm 2015 lên 42,9% khiến cho thị phần khối ngân hàng thương mại nhà nước giảm từ 53,2% xuống 49,1% tuy nhiên vẫn áp đảo, khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng 7,7% thị phần huy động vốn.

> Năng lực hoạt động cho vay

Cuộc cạnh tranh về thị phần ngày càng trở nên gay gắt hơn khi quá trình tái cơ cấu ngân hàng được đẩy nhanh để giải quyết vấn đềnợ xấu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Các NHTMNN tập trung chủ yếu cho vay các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong khi khối NHTMCP tập trung cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng các nhân; trong khi khối ngoại tích cực chào vay các doanh nghiệp trong nước thì khối nội tích cực tiếp cận các doanh nghiệp FDI. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.

Biểu đồ 2.8. Thị phần tín dụng các ngân hàng thương mại

■ NHNNg&LD BNHTMCP BNHTMNN

(Nguồn: Tự tổng hợp)

NHTMNN vẫn thống trị và giữ vững thị phần tín dụng, đặc biệt sau khi tăng thêm 3 trưởng tổng tài sản khá cao nhưng thị phần cho vay của khối các NHNNg và Liên doanh khá nhỏ do các NHTM trong nước có lợi thế về truyền thống và mạng lưới nên chiếm thị phần cho vay chủ yếu.

Khối các NHTMNN thống trị cả thị phần huy động lẫn thị phần tín dụng, trong khi đó, các NHTMCP, các Ngân hàng nước ngồi và ngân hàng liên doanh phải tranh nhau thị phần nhỏ còn lại. Điều này dẫn đến thực trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các khối ngân hàng. Các NHTMNN có ưu thế về thị phần, huy động được nguồn tiền lớn áp đảo trên thị trường rồi cho vay lại liên ngân hàng với lãi suất cao, cuộc chiến lãi suất giữa các ngân hàng cũng bùng nổ; đấy là một cuộc chiến không công bằng đối với các NHTMCP bé với thị phần nhỏ. Trên thực tế, đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tiến tới giảm thiểu số lượng ngân hàng thương mại, xây dựng một số ngân hàng trụ cột lớn đặt ra một thách thức lớn về sự công bằng, lành mạnh trong cạnh tranh giữa các ngân hàng.

> Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản

Quy mô tổng tài sản ngành Ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Tổng tài sản ngành NH tăng hơn 2 lần trong giai đoạn 2011-2016 từ 4103 nghìn tỷ đồng (198,2 tỷ USD) lên 8,5 triệu tỷ đồng (tương đương 363 tỷ USD), gấp 2,7 lần tổng sản phẩm trong nước(GDP). Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản là khối các Ngân hàng TMCP Nhà nước bao gồm 7 ngân hàng: Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV và ba ngân hàng 0 đồng (CBBank, OceanBank, GPBank).

xếp hạng Ngân hàng Quốc gia Tốc độ tăng trưởngtổng tài sản

1 Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Việt Nam 35.02

2 Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Việt Nam 34.22

3 Ngân hàng Shinhan Việt Nam Việt Nam 33.32

4 East West Banking Corp Philippines 31.70

5 Acleda Bank Cambodia 30.40

6 Ngân hàng Bưu Điện Việt Nam Việt Nam 27.03

7 Ngân hàng HSBC Việt Nam Việt Nam 26.84

8 Bank Rakyat Indonesia Indonesia 25.49

9 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Việt Nam 23.40

10 Land Bank Philippines Philippines 23.21

(Nguôn: Tông hợp báo cáo thường niên NHNN)

Tỷ trọng tổng tài sản của khối các NHTMNN trên tồn ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm qua các năm, thay vào đó là sự tăng lên của khối NHTMCP, NHNNg&LD nhờ chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cùng những cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2015, tỷ trọng tổng tài sản của khối các NHTMNN tăng lên do sự gia nhập của 3 ngân hàng 0 đồng từ khối NHTMCP. Cuối năm 2016, tỷ trọng tổng tài sản trên toàn ngành của khối NHTMNN đạt 46.1% (ứng với 3.7 nghìn tỷ đồng), khối NHTMCP đạt 40,2% (ứng với 3,2 nghìn tỷ đồng), khối NHNNg&LD chiếm 13.7% (ứng với 0.8 nghìn tỷ đồng).

(Nguồn: Thebanker∕Top-100-Asean-banks-ranking-2016-Vietnam-on-the-rise)

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng của NHTMNN là 13,05%. Của NHTMCP là 11,35% trong khi của NHNNg&LD là 14,12%. Với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của toàn hệ thống là 18,16%, Việt Nam nằm trong Top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng nhanh nhất thế giới theo thóng kê của The Banker. Cùng với đó, nhiều ngân

thế giới (theo bảng xếp hạng của The Banker, các ngân hàng lớn đến từ Malaysia, Singapore và Thái Lan với tổng tài sản nắm giữ chiếm gần ¾ tổng tài sản của 100 ngân hàng hàng đầu khu vực ASEAN), do đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng là cao nhưng con số tăng tuyệt đối là không đáng kể so với các nước trong khu vực.

Theo đánh giá của Moody’s, chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ ổn định nhưng vẫn còn yếu trong vòng 12 - 18 tháng tới.

> Nợ xấu

Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là nhiệm vụ trong tâm trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng nóng và quản lý tín dụng khơng hiệu quả được cho là ngun nhân chính dẫn đến gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Đặc biệt trong năm 2011 và 2012, các khoản vay thương mại chủ yếu được thế chấp bằng bất động sản và thị trường này đóng băng một thời gian dài, kèm theo là tình trạng khó khăn trong kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp làm nợ khó địi của tồn hệ thống tăng mạnh: tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 8,5% tăng so với 3,3% năm 2011.

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng 2011 — 2016

9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên NHNN)

Bằng nhiều biện pháp tích cực xử lý nợ như cơ cấu nợ xấu, mua bán nợ xấu của VAMC,.. tỷ lệ nợ xấu của tồn hệ thống ngày càng được cải thiện. Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn chiếm 2,46%, giảm so với mức 2.55% thời điểm cuối năm 2015. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm do tăng trưởng tín dụng mạnh, trong thực tế, có những ngân hàng có

tốc độ tăng giá trị tuyệt đối của nợ xấu cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng dư nợ cho vay trong 6 tháng đầu năm 2016. Trong đó nổi lên nhiều ngân hàng với tốc độ tăng nợ xấu đáng kể. BIDV là một trong những ngân hàng nắm giữ trái phiếu đặc biệt của VAMC với giá trị lớn nhất. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị nợ xấu tăng hơn 3000 tỷ đồng tương ứng với 31% trong khi dư nợ cho vay chưa tới 10%. Bên cạnh đó, hàng loạt ngân hàng tầm trung nhưnhư Eximbank (tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,9% cuối năm 2015 lên 5,3% năm 2016), Sacombank với tỷ lệ nợ xấu là 2,84% so với 1,85% năm 2015; tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng VPBank, SHB cũng xấp xỉ ngưỡng 3%.

Báo cáo ước tính tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam được Moody’s đánh giá tín nhiệm là 3,8% dựa trên các khoản nợ xấu được phân loại vào các nhóm từ 3-5 theo Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS), cộng thêm những khoản vay đặc biệt thuộc loại 2 theo VAS. Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị của những tài sản đã được bán cho Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) như đã được cơng bố, thì tỷ lệ nợ xấu phải tăng lên mức 7.1% vào thời điểm tháng 6/2016, từ mức 6 .9% vào cuối năm 2015. Các Ngân hàng thương mại cần phải trung thực và chính xác hơn trong tính tốn nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu để có được những đánh giá chính xác thực trạng hoạt động của ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Biểu đồ 2.10. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại

Báo cáo triển vọng 2017 ngành ngân hàng của công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank nhận xét, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vẫn ở mức cao. Nợ xấu tập trung tại VAMC chưa có phương án giải quyết triệt để. Biện pháp xử lý nợ xấu chính vẫn là trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu cao tập trung vào một số ngân hàng yếu kém, TCTD được kiểm soát đặc biệt và một số cơng ty tài chính yếu kém. Do đó, điều này địi hỏi cần phải tiếp tục và sớm có giải pháp xử lý quyết liệt để giảm thiểu tác động xấu tới an toàn hệ thống và bảo đảm tính khả thi của việc xử lý TCTD yếu kém.

Với hình thức xử lý nợ xấu bằng phương pháp cơ cấu lại nợ, nhiều khoản nợ trước đây đáng lẽ là rất xấu lại được cơ cấu lại để trở thành nợ bình thường, thì đến thời điểm 2016 nó dần lộ diện là chưa xử lý được đã làm cho nợ xấu tăng lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w