Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh các Ngân hàng Thương mại

2.2.4. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn lao động dồi dào và giá rẻ là một lợi thế của Việt Nam, tuy nhiên, năng suất lao động chưa cao và trình độ lao động cịn thấp, tác phong làm việc cịn thiếu tính chun nghiệp. Điều này cũng được phản ánh ở chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của các NHTMVN chưa cao, chưa đồng đều.

> Số lượng nhân viên

Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước VN cho thấy nguồn nhân lực ngành ngân hàng đã có bước phát triển nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, cụ thể: năm 2010, tổng số cán bộ công nhân việc làm việc trong ngành ngân hàng là 67.558 người, tuy nhiên đến năm 2012 con số này đã là 180.000 người. Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2020”, tồn ngành bình qn tuyển mới

hàng năm khoảng 12.500 người, trong đó đại học và cao đẳng khoảng 10.500 người, trung cấp khoảng 1.200 người, còn lại là chưa qua đào tạo. Theo số liệu tổng hợp, 6 tháng đầu năm 2015, nhân sự ngân hàng tăng mạnh. Tính riêng 6 tháng đầu năm nhân sự của Eximbank, MB, ACB, Sacombank, Vietcombank và Vietinbank tăng 2.234 người, cao hơn tổng số nhân sự tăng thêm cả năm 2014 (2.112 người). Trong đó tăng mạnh nhất là ngân hàng Sacombank với quy mô tăng 5,6%.

> Chất lượng nguồn nhân lực

Mặc dù số lượng nhân viên tuyển mới của hệ thống ngân hàng tăng trong giai đoạn gần đây nhưng theo một số chuyên gia, hiện nay vẫn xảy ra tình trạng nguồn nhân sự của

các ngân hàng vừa thiếu lại vừa thừa, cụ thể thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu như xây dựng chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế... (PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hội thảo khoa học Chất lượng nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng trong quá trình hội nhập 2016). Mặt khác, khu vực tài chính ngân hàng ln diễn ra chu trình di chuyển lao động khắc nghiệt, từ các ngân hàng thương mại trong nước sang ngân hàng Nhà nước và sang các nước trong khu vực. Do đó, các ngân hàng thương mại còn phải đối mặt với vấn đề chảy máu chất xám trong quá trình cạnh tranh thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm khoảng 15%, trình độ đại học chiếm 65%, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm cịn gặp nhiều khó khăn.

Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ cán bộ được đào tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các ngành kinh tế khác tuy nhiên tỷ lệ được đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác, cụ thể: nguồn nhân lực có trình độ đại học chun ngành tài chính ngân hàng là 30,06%, trình độ đại học các ngành khác là 34,9%, cao học ngành tài chính ngân hàng là 1,35%, cao học ngành khác là 1,75%

> Đào tạo nguồn nhân lực

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 248 trường đại học, học viện, cao đẳng đào tạo chuyên ngành tài chính - ngân hàng, chiếm trên 55% tổng số trường đại học, học viện, cao đẳng của cả nước. Trong đó, nhiều trường như Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính,.. đào tạo ngành tài chính - ngân hàng có uy tín trong nước và một số nước lân cận. Kết quả khỏa sát của VIện Nhân lực ngân hàng tài chính (BTCI) và tập đồn HayGroup thống kế số lượng sinh viên ngành tài chính - ngân hàng năm 2012 - 2013 vào khoảng 29000 - 32000 người và đến năm 2016 lên tới 61000 sinh viên, tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng khoảng 50%. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực đã qua đào tạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu của ngành ngân hàng, song chất lượng nguồn nguồn nhân lực còn thấp, nhiều sinh viên sau khi ra trường còn hổng về kiến thức cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Do đó, hầu như sau khi tuyển dụng, các ngân hàng đều phải

mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được u cầu cơng việc (THs. Đào Châu Phương - 2016).

Xét trong nội bộ ngành ngân hàng, sự có mặt của các ngân hàng nước ngồi làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng Việt Nam có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhưng kém hơn so với năng lực cạnh tranh với nân hàng nước ngoài về nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ quản trị hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 448 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w