Đánh giá thực trạng chất lượng CVTD

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng trong thời đại 4 0 tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 347 (Trang 54 - 57)

2.4 Đánh giá kết quả

2.4.1 Đánh giá thực trạng chất lượng CVTD

a. Các thành tựu đạt được

Cùng với những kết quả mà Chi nhánh Hà Nội ghi nhận được, tín dụng trong những năm qua đã có những kết quả khả quan, trong đó có sự đóng góp của CVTD, cụ thể như sau:

- về doanh số cho vay: Doanh số cho vay tiêu dùng hàng năm vẫn ở mức

tăng trưởng ổn định. Sự tăng lên này là cho thấy nhu cầu về CVTD ngày càng cao. Khơng những đóng góp về sự tăng lên của cho vay mà còn tăng lên của tổng tài sản. Điều này giúp ta thấy nhu cầu vay tiêu dùng ngày một nhiều.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng vay tiêu dùng: Hầu hết

KH

đến với ACB đều được đáp ứng đúng nhu cầu vay vốn, cho nên không những được nâng cao chất lượng sống của mình, khách hàng cịn đã những khoản đầu tư ngồi mong đợi. Từ đó, giúp kích thích nền kinh tế phát triển, thực hiện chương trình và chính sách của Chính phủ.

- về mức độ an tồn tín dụng: Nhờ những biện pháp khác nhau như kiểm

sốt nợ, trích lập DPRR đã giúp cho chi nhánh tối thiểu hóa rủi ro và giúp bù đắp

các món nợ khơng có và chưa có khả năng thu hồi cũng được thực hiện đúng quy trình. Trong 3 năm qua, các nhóm nợ như nhóm 4 và 5 hầu như khơng xuất hiện, nợ nhóm 2 và 3 vẫn cịn nhưng duy trì ở mức dưới 5%.

- Về tỷ lệ sinh lời của CVTD: Tỷ lệ sinh lời qua các năm đã được thể hiện ở

trạng thái đang tăng lên. Việc này khẳng định rằng mặc dù chính sách thay đổi qua thời gian thì ACB cũng vẫn đang đưa vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cho vay. Chứng tỏ cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích cao cho ngân hàng.

- Khả năng cạnh tranh của Chi nhánh: Để đánh giá được sức cạnh tranh của

chi nhánh Hà Nội với những chi nhánh nội bộ và ngân hàng khác phải thể hiện dựa vào nhiều yếu tố. Với sự tăng trưởng ổn định của mình thì Chi nhánh cũng đang nâng cao hình ảnh để tiến gần thêm với khách hàng, tuy nhiên so với những ngân hàng khác thì ACB có những mặt chưa tốt như quy mơ CVTD, công nghệ ngân hàng kém hiện đại,...

b. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà cho vay tiêu dùng đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế như sau:

- Một là chất lượng công nghệ và hệ thống thông tin chưa tốt. Công nghệ

thông tin hay lỗi, giao diện lỗi thời khơng bắt mắt, quy trình làm việc phức tạp khơng chịu đổi mới và cải tiến công nghệ nhằm giảm thiểu nhân công lao động đã khiến cho một bộ phận khách hàng không muốn giao dịch tại ngân hàng nữa.

- Hai là việc thẩm định làm vẫn chưa tốt. Các thông tin và hồ sơ khách hàng

cung cấp nhiều khi còn chưa rõ ràng và chưa chính xác. Bên cạnh đó năng lực thẩm định của các cán bộ tín dụng vẫn chưa tốt. Kiểm tra khoản vay và giám sát khi hoàn tất cho vay chưa chặt chẽ dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Đây là một thực tế ở Việt Nam mà khó có thể khắc phục được trong ngắn hạn.

- Ba là trình độ CBNV chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hiện đại hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trình độ vi tính và ngoại ngữ. Một số CBNV cịn bị động, lúng túng trong giao tiếp, chưa đáp ứng đuợc đòi hỏi ngày càng cao và chưa biết gợi mở nhu cầu của khách hàng.

- Bốn là các ngân hàng hiện nay chưa đa dạng hóa hình thức cho vay dẫn đến

chưa đáp ứng được nhu cầu đang lớn dần của xã hội. Các loại hình sản phẩm CVTD

mới chỉ biết đến với các sản phẩm truyền thống và cơ bản tất cả các ngân hàng khác đã thực hiện như mua ô tô, mua nhà, vay du học, mua các đồ dùng gia đình.

- Năm là chưa quan tâm đến việc mở rộng quan hệ với khách hàng. Thủ tục

cho vay còn phức tạp, thiếu sự linh hoạt gây nên sự chậm trễ, tốn thời gian và chi phí của ngân hàng và khách hàng. Điều này dẫn đến sự khơng hài lịng của khách hàng và nhiều khi cịn khơng đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách.

c. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Thứ nhất là trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng vẫn cịn hạn chế: Chủ yếu

CBTD tại Chi nhánh đều là những người trẻ có đam mê và nhiệt huyết nhưng lại chưa thực sự giàu kinh nghiệm, đặc biệt là trong tình huống khách hàng cần đáp ứng ngay hay những trường hợp chưa tiếp xúc sẽ làm cho khách hàng có cái nhìn khơng tốt đối với ngân hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CVTD của chi nhánh.

Thứ hai là quy trình cho vay cịn phức tạp, kém linh hoạt gây lãng phí thời

gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Được biết đến là một ngân hàng với quy trình làm chuẩn theo các quy định của NHNN nói chung và tại ACB nói riêng, nên quy trình cho vay tại ACB rất chặt chẽ, đơi khi quá nhiều thủ tục làm cho khách hàng khó chịu. Sự kém linh hoạt trong quy trình đã dẫn đến một bộ phận khách hàng không muốn lựa chọn chi nhánh hay ACB làm điểm đến cho bản thân nữa.

Thứ ba là cơng tác marketing cịn kém, chưa đạt hiệu quả cao. Được biết

rằng CVTD còn rất mới mẻ đối với khách hàng, nhưng nếu công tác marketing chưa đủ tốt thì sẽ khiến cho ngân hàng rơi vào trạng thái chủ động tìm nguồn khách hàng nhỏ lẻ. Marketing ở chi nhánh vẫn chưa ổn định, mang tính chất thời điểm và chưa thu hút, đặc biệt chưa có bộ phận chuyên nghiệp làm về quảng bá cho ngân hàng. Thể hiện được rằng chất lượng CVTD cần được nâng cao nhiều hơn.

Thứ tư là hệ thống CNTT còn nhiều hạn chế: Ngân hàng ACB còn gặp nhiều

vấn đề trong cơng tác áp dụng CNTT vào quy trình vận hành. Một trong những nhược điểm lớn nhất của ngân hàng là CNTT. HTTT tại ngân hàng chưa thực sự tốt, ngay cả việc xử lý thông tin cơ bản trên ACB online cũng gặp nhiều lỗi.

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trường: Các ngân

hàng hiện nay đang chú trọng vào việc mở rộng địa bàn và nâng cao chất lượng CVTD của mình lên giúp đứng tại vị trí cao trong hệ thống ngân hàng vì cho vay tiêu dùng đang mang lại lợi ích lớn cho ACB nói riêng. Điều này đã tạo áp lực cho ACB ngày càng phải hồn thiện để có thể mang lại cho khách hàng niềm tin và thu hút thêm khách hàng mới trong tương lai.

Thứ hai là mơi trường kinh tế có nhiều biến động: Gần đây, nền kinh tế xảy

ra rất nhiều biến động, sự tăng lên về giá cả hàng hóa từ việc lạm phát. Giá cả tăng đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng, họ sẽ trở nên lo lắng hơn về giá trị đồng tiền. Những khách hàng vay khơng có khả năng chi trả trong tương lai do không định giá được đồng tiền vơ hình đã mang lại tâm lý khơng muốn trả nợ. Ngồi ra khi thị trường đầy biến động sẽ tác động vào lượng tiêu thụ của nền kinh tế.

Thứ ba là các nguyên nhân khác: Khách hàng có hợp tác cùng làm việc hay

khơng, việc nói khách hàng chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ trong tương lai của mình có khả thi hay khơng. Ngân hàng ln khó khan trong vấn đề thu thập chính xác thơng tin này. Đối với những CBNV thì việc chứng minh thu nhập là khơng khó khăn, nhưng với những khách hàng có thu nhập ngồi lại làm ngân hàng khơng đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng, điều này gây ra rủi ro cho ngân hàng và thậm chí là chất lượng CVTD.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng trong thời đại 4 0 tại NHTMCP á châu chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 347 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w