1.3 .Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2. Một số giải pháp mở rộng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng
Marketing đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là một trong số những hoạt động được chú trọng hàng đầu, ngân hàng cũng vậy. Hoạt động marketing hiệu quả sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp biết đến ngân hàng cùng với những ưu đãi của ngân hàng so với những ngân hàng khác. Hơn nữa với đối tượng là các DNV&N thì sự am hiểu về hoạt động cho vay cũng như quy trình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên các DNV&N khá ngần ngại vì sợ mất nhiều thời gian, trải qua nhiều thủ tục để vay ngân hàng. Vì thế, để phát triển cho vay DNV&N, ngân hàng cần tăng cường chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm và các loại hình dịch vụ tới khách hàng.
Thứ nhất, xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm khách hàng,
giữ vững mối quan hệ với những khách hàng sẵn có.
Trong mơi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng muốn thu hút được khách hàng thì cần phải chủ động tiếp cận để tìm ra những DNV&N hoạt động có hiệu quả, có phương án kinh doanh khả thi. Đây là một giải pháp chiến lược trong việc mở rộng thị pần, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N. Thơng qua
57
đó, ngân hàng có được thơng tin cần thiết để chủ động thẩm định khách hàng và đưa ra các quyết định cho vay phù hợp.
Đối với những khách hàng có sẵn, là những khách hàng đã tham gia gửi tiền, đang có quan hệ tín dụng hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, ngân hàng cần nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên tư vấn và phổ biến thông tin. Việc củng cố lượng khách hàng truyền thống sẽ giúp ngân hàng khẳng định được uy tín và vị thế của mình, ổn định thị phần hoạt động và là tiền đề để thu hút những khách hàng mới.
Chi nhánh cần quan tâm thành lập bộ phận “Chăm sóc khách hàng” với chức năng chuyên nghiên cứu các cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; các cơ chế nghiệp vụ, cơ chế ưu đãi mà các NHTM khác đang áp dụng, tìm hiểu mơi trường kinh doanh, các nhu cầu khách Iiang,... từ đó đề xuất các chính sách khách hàng phù hợp với thực tế tại chi nhánh và với đối tượng khách hàng.
Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp với điều kiện của từng đối tượng khách hàng, hỗ trợ của ngân hàng trong việc phân loại để chọn lọc, phát triển khách hàng; ra quyết định tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ, biện pháp bảo điểm tiền vay, giám sát và đánh giá khách hàng,. nhằm nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng nông nghiệp trong việc cho vay và xử lý rủi ro.
Thứ hai, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng.
Xuấy phát từ mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp rất rộng lớn đến từng xã, từng địa phương, chi nhánh cần tăng cường các hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu ngân hàng qua các phòng giao dịch đóng trên địa bàn các xã như đưa các thông tin về ngân hàng, về sản phẩm dịch vụ một cách thường xuyên thông qua các kênh phát thanh trên đài phát thanh của thôn, xã; phát tờ rơi; hay thông qua các tổ chức đồn thể chính trị xã hội tại địa phương. Đây là những phương tiện rất hữu ích trong việc đưa ra sản phẩm của ngân hàng nhanh chóng tiếp cận thị trường. Chi nhánh chú trọng phát triển trang web riêng, thường xuyên cập nhật thông tin chi tiết, rõ ràng. Chi nhánh nên chú ý tới việc xây dựng hình ảnh trụ sở hoạt động khang trang,
sạch đẹp, trang thiết bị hiện đại,. từ đó tạo tâm lý an tâm, tin tưởng của khách hàng trong mối quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra, gắn liền với các hoạt động quảng bá thương hiệu, chi nhánh tiếp tục có những chính sách tài trợ thiết thực cho các hoạt động xã hội như kết hợp với các tổ chức chính trị đồn thể ở huyện, xã, tài trợ cho các gia đình có cơng với cách mạng, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa; tài trợ cho các hoạt động giáo dục như trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tài trợ cho các hoạt động thể thao, y tế và môi trường,. nhằm khẳng định hơn nữa vị thế và uy tín của ngân hàng trên địa bàn.
Thứ ba, tăng cường hoạt động khảo sát, nghiên cứu thị trường để nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngân hàng.
Các DNV&N hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề và quy mô khác nhau, do đó, ngân hàng có thể phân đoạn thị trường theo tiêu chí quy mơ, ngành nghề kinh doanh,. để biết doanh nghiệp có những lợi thế gì, gặp phải khó khăn nào và có nhu cầu gì. Từ đó, ngân hàng xây dựng các hình thức cho vay, các dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường là đánh giá, nắm bắt hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn. Ngân hàng cần đánh giá đúng năng lực của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời nắm bắt được các hoạt động quảng bá của các ngân hàng đó, từ đó, xây dựng chiến lược cạnh tranh cho bản thân ngân hàng.
Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Để tồn tại và phát triển bền vững, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp trong giao tiếp, nhiệt tình, chu đáo và nâng cao trách nhiệm của ngân hàng. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, từ đó nâng cao uy tín, vị thế của đơn vị trên địa bàn và khu vực có thể thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình, tư vấn và cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.
59