1.3 .Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2. Một số giải pháp mở rộng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh
3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động. Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, đặc biệt là họat động tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển với công nghệ ngày càng mạnh, đòi hỏi chất lượng cán bộ ngân hàng ngày
61
càng cao để có thể sử dụng những phương tiện, công nghệ hiện đại, phù hợp với tốc độ phát triển không ngừng trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đặc biệt là hệ thống NHNo&PTNT cung ứng dịch vụ ngân hàng chủ yếu qua chi nhánh thì vai trị của con người lại càng trở nên quan trọng. Ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật còn phải đại diện cho ngân hàng giao tiếp với khách hàng, một cử chỉ lịch thiệp, với nụ cười ln thường trực trên mơi chính là một trong những cách thức thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Như vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như các NHTM khác, NHNo&PTNT nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Đơng Anh nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp cũng như các kiến thức xã hội cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là CBTD và cán bộ kế toán.
Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực:
- Đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tín dụng. Do đó phải có định hướng tiêu chuẩn hố CBTD, người CBTD có đủ phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp địi hỏi cần có những kỹ năng: kỹ năng bán hàng, kỹ năng tìm hiểu điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng viết, kỹ năng đàm phán với khách hàng. Trên cơ sở trên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CBTD, cán bộ kế toán, đưa đi tập huấn nhiều hơn để bổ sung những mặt cịn yếu nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của CBTD. Có chế độ tuyển dụng rõ ràng để có thể thu hút nhiều nhân viên có trình độ cao, có tác phong làm việc cơng nghiệp, trẻ trung, năng động, sáng tạo làm độ ngũ CBTD kế cận.
- Ngân hàng nên xây dựng một chương trình đào tạo chính thức đối với CBTD. Nội dung của chương trình đào tạo chủ yếu là đào tạo tại chỗ, trong đó học viên (cán bộ tập sự) làm việc cùng với một CBTD có kinh nghiệm trên cơ sở một kèm một. Học viên sẽ thu lượm được kiến thức thông qua sự quan sát, sự tham gia, thảo luận khơng chính thức. Bước tiếp theo là cho phép học viên đánh giá lại hoặc phân tích tín dụng. Sau đó, cùng với sự tiến bộ của học viên, họ sẽ được phép cho vay dưới sự kiểm soát của cán bộ kèm cặp và cuối cùng khi đã đạt kết quả tốt, người CBTD trẻ sẽ được thực hiện độc lập một số công việc. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao có được những CBTD thực sự có tâm huyết với nghề, gắn bó hết mình với ngân hàng, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho thế hệ sau.
- Bên cạnh kiến thức về chuyên mơn nghiệp vụ, CBTD cịn phải thường xun trang bị thêm về kiến thức pháp luật, thị trường, tin học, ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBTD, làm cho họ thấy được vai trị, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của mình mà ngày càng có sự nỗ lực hơn trong cơng tác.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu như các cuộc thi cán bộ giỏi, từ đó tạo cơ hội nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ và có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Có cơ chế hợp lý hợp lý khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kịp thời với những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.
3.2.7. Duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng với chính quyền, đồn thể các địa phương và với khách hàng huy động vốn
Chính quyền cùng các đồn thể địa phương là một yếu tố không thể thiếu để giúp ngân hàng tiếp cận được với DNV&N cũng như giúp DNV&N biết đến ngân hàng. Thông qua các đoàn thể địa phương, uy tín của ngân hàng càng được củng cố vững chắc, tạo niềm tin cho các DNV&N khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Chính vì vậy, chi nhánh cũng cần phải duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương, các đồn thể, để có thể giúp chi nhánh mở rộng phạm vi cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay thông qua Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,... tạo điều kiện cho việc đầu tư tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt ở các xã, nơi có sự chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và ngân hàng thì ở đó chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt như dư nợ tăng nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp (bởi thơng qua các đồn thể, họ sẽ giúp ngân hàng đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn, hiếm khi xảy ra tình trạng khơng địi được nợ hay trả nợ khơng đúng hạn).
Ngân hàng và khách hàng ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy ngân hàng cần phải có những chính sách hợp lý để duy trì mối quan hệ này.
- Đối với khách hàng vay vốn lần đầu, các CBTD cần tích cực giúp đỡ họ hoàn thành các thủ tục vay vốn, giải quyết các thắc mắc cho khách hàng, giữ thái độ nhiệt tình để tạo ấn tượng tốt cho ngân hàng. Ngồi ra, thơng qua các hội ở địa phương ngân hàng
63
nên có những chính sách ưu đãi, các dịch vụ kèm theo khi vay vốn, sau khi vay vốn, CBTD nên trực tiếp xuống địa bàn cho vay vốn để thu nợ, lãi vay. Hoặc định kì tổ chức các cuộc giao lưu,tư vấn với nhân dân, DNV&N các địa phương để củng cố uy tín của ngân hàng, cũng như giúp nhân dân mất cảm giác lo sợ khi vay vốn, cũng như tâm lý ngại vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.
- Đối với khách hàng vay thường xuyên, khách hàng truyền thống của mình, ngân hàng cần có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về lãi suất cho vay, giảm thiểu các thủ tục vay vốn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích kèm theo. Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc hồn trả vốn vay, ngân hàng có thể linh động gia hạn thêm thời hạn trả nợ, có các quà tặng nhân các ngày lễ lớn để duy trì mối quan hệ này.
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNT chinhánh Đông Anh nhánh Đông Anh
3.3.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tao ra hành lang pháp lý
an tồn, đồng bộ cho các DNV&N.
Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện nhanh hệ thống pháp luật cho phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống cho tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường. Các văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách phải nhất quán, hợp lý, tạo được sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới yên tâm hoạt động, các nhà đầu tư và ngân hàng mới yên tâm cấp vốn cho các DNV&N để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Nhà nước có thể đưa ra các văn bản pháp luật trong đó nêu rõ những vấn đề liên quan tới DNV&N, các biện pháp khuyến khích, giúp đỡ cho doanh nghiệp phát triển. Nhà nước ln phải giữ một mơi trường chính trị xã hội ổn định. Các chính sách về kết cấu hạ tầng cơ sở như quy hoạch các vùng kinh tế, khu đô thị, khu công nghiệp, đường xá giao thơng phải có tính ổn định, lâu dài, phải thông báo công khai, rõ ràng cho các doanh nghiệp biết để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, có tính khả thi cao.
Thứ hai, Nhà nước cần đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ các hoạt động của
DNV&N.
Nhà nước nên đưa ra các chính sách liên quan đến doanh nghiệp như chính sách tài chính, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách về khoa học công nghệ,... phù hợp với đặc thù của các DNV&N.
Hiện nay, đa số các DNV&N hoạt động có hiệu quả mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đều nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Việc xin cấp đất hoặc thuê đất của DNV&N bị cản trở bởi hồ sơ, thủ tục khá phức tạp. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần cải cách cơ chế thủ tục hành chính về vấn đề giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho DNV&N. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ ngày nay đã đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng là phải tiếp cận và nắm bắt công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đổi mới cơng nghệ địi hỏi lượng vốn lớn, trong khi các DNV&N với khả năng tài chính hạn chế thì đây là một thách thức. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các DNV&N trong vấn đề này.
Một vấn đề khác nữa mà DNV&N hay gặp là những thông lệ và điều kiện cạnh tranh khơng bình đẳng ở thị trường trong nước. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra những chính sách tạo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, cần xem xét sửa đổi chế độ kế toán cho phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của các DNV&N, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện cơng khai tài chính hàng năm, từ đó củng cố và tạo lịng tin cho các đối tác có quan hệ trong kinh doanh.
Thứ ba, Nhà nước khuyến khích thành lập các tổ chức tài chính tư vấn, hỗ trợ cho
các DNV&N.
Các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, giúp đỡ cho các DNV&N về thông tin thị trường, giá cả, đầu tư, lập kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh, về văn
65
bản pháp luật, mở các lớp đào tạo ngắn hạn về từng chun đề,... Nhà nước có những chính sách ủng hộ, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động, giúp đỡ DNV&N đạt hiệu quả thiết thực hơn. Để giúp DNV&N giải quyết khó khăn về vốn thì ngồi việc khuyến khích các thể chế tài chính nói chung, cần thành lập những thể chế chuyên cung cấp tín dụng cho DNV&N.
Thành lập các công ty tài chính và phát triển dịch vụ cho thuê tài chính. Với các DNV&N có quy mơ vốn nhỏ nhưng có phương án kinh doanh khả thi thì đây sẽ là các nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNV&N vừa an toàn, vừa hợp với khả năng của DNV&N. Phát triển thị trường tài chính và có chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho DNV&N tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn lớn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Thành lập các quỹ bảo lãnh, quỹ hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua lãi suất hoặc bảo lãnh vay vốn, không để cho các DNV&N thiếu vốn mà phải đóng cửa.
Có thể thành lập ngân hàng ưu tiên phục vụ các DNV&N, có thể là Ngân hàng phát triển DNV&N. Ngân hàng này có nhiệm vụ cung cấp tín dụng nhằm hỗ trợ, phát triển các DNV&N trong việc thành lập, cải tạo lại doanh nghiệp hoặc là mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, cần nâng cao hơn nữa vai trị của các Hiệp hội DNV&N và các Trung tâm
thơng tin trợ giúp các DNV&N.
Tăng cường vai trò của các tổ chức trong việc hỗ trợ, chắc chắn sẽ tạo động lực tích cực giúp DNV&N phát triển nhanh và mạnh. Đối với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNV&N cần làm tốt vai trị đại diện của doanh nghiệp với chính quyền, tham gia xây dựng các chính sách phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Có thể tổ chức các khoá đào tạo, các buổi hội thảo nắm bắt xu hướng mới của thị trường.
Ngoài ra, cần phát triển các trung tâm tư vấn, hỗ trợ thông tin cho các DNV&N. Một trong những hạn chế của DNV&N là đội ngũ quản lý còn yếu kém, doanh nghiệp thiếu
thông tin và khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy, việc thành lập các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNV&N là hết sức cần thiết và quan trọng. Các thông tin này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh. Vì vậy, cần phải thực hiện việc cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng để hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN đóng vai trị quản lý vĩ mô, đưa ra định hướng chiến lược mang tính khái quát chung nhất cho các NHTM trong việc mở rộng cho vay đối với các DNV&N. NHNN nên có quy định riêng về cơ chế cho vay đối với DNV&N để phù hợp với sự vận động, phát triển và vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế bằng những biện pháp cải cách thủ tục hành chính thơng thống hơn. Việc ban hành các văn bản phải tạo ra một hành lang pháp lý đồng bộ và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Trong thời gian tới, NHNN cần rà soát lại các văn bản đã ban hành để phù hợp hơn nữa với tình hình thực tế.
NHNN nên xây dựng và ban hành một hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực, rõ ràng để có thể thống nhất đánh giá và so sánh chất lượng của các TCTD để các TCTD thực hiện chung của toàn ngành và từng đơn vị.
Nâng cao chất lượng cơng tác thơng tin tín dụng, NHNN cần có chính sách khuyến khích thành lập và phát triển các trung tâm chuyên cung cấp thông tin chuyên ngành, bao gồm trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN và phịng thơng tin tín dụng của các NHTM chuyên cung cấp thông tin tài chính góp phần hồn thiện việc cung cấp thơng tin tài chính quốc gia. Những thơng tin này là cơ sở để ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định doanh nghiệp vay vốn.
NHNN cần tăng cường hơn nữa cơng tác thanh tra, kiểm sốt, giám sát đối với các NHTM, xây dựng đội ngũ thanh tra mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm sốt có hiệu quả, nắm bắt kịp thời các diễn biến của hoạt động tín dụng nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ quản trị tài chính cho các NHTM đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành. Ngoài ra, cần quan tâm
67
hơn nữa tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng một cách tổng hợp để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, vươn lên tầm khu vực và thế giới.
3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế của huyện nhà, đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng có quy hoạch cụ thể kinh tế vùng, ngành nghề. Từ đó, chỉ đạo xây dựng các dự án khả thi làm căn cứ giúp ngân hàng nghiên cứu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
Chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp với nhau tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng