1.3 .Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNV&N tại NHNo&PTNT ch
3.3.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tao ra hành lang pháp lý
an toàn, đồng bộ cho các DNV&N.
Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện nhanh hệ thống pháp luật cho phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, xây dựng một mơi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống cho tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường. Các văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách phải nhất quán, hợp lý, tạo được sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới yên tâm hoạt động, các nhà đầu tư và ngân hàng mới yên tâm cấp vốn cho các DNV&N để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Nhà nước có thể đưa ra các văn bản pháp luật trong đó nêu rõ những vấn đề liên quan tới DNV&N, các biện pháp khuyến khích, giúp đỡ cho doanh nghiệp phát triển. Nhà nước luôn phải giữ một mơi trường chính trị xã hội ổn định. Các chính sách về kết cấu hạ tầng cơ sở như quy hoạch các vùng kinh tế, khu đô thị, khu công nghiệp, đường xá giao thông phải có tính ổn định, lâu dài, phải thông báo công khai, rõ ràng cho các doanh nghiệp biết để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, có tính khả thi cao.
Thứ hai, Nhà nước cần đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ các hoạt động của
DNV&N.
Nhà nước nên đưa ra các chính sách liên quan đến doanh nghiệp như chính sách tài chính, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách về khoa học công nghệ,... phù hợp với đặc thù của các DNV&N.
Hiện nay, đa số các DNV&N hoạt động có hiệu quả mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đều nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Việc xin cấp đất hoặc thuê đất của DNV&N bị cản trở bởi hồ sơ, thủ tục khá phức tạp. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần cải cách cơ chế thủ tục hành chính về vấn đề giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho DNV&N. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ ngày nay đã đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng là phải tiếp cận và nắm bắt công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đổi mới cơng nghệ địi hỏi lượng vốn lớn, trong khi các DNV&N với khả năng tài chính hạn chế thì đây là một thách thức. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các DNV&N trong vấn đề này.
Một vấn đề khác nữa mà DNV&N hay gặp là những thông lệ và điều kiện cạnh tranh khơng bình đẳng ở thị trường trong nước. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra những chính sách tạo sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, cần xem xét sửa đổi chế độ kế toán cho phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của các DNV&N, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện cơng khai tài chính hàng năm, từ đó củng cố và tạo lịng tin cho các đối tác có quan hệ trong kinh doanh.
Thứ ba, Nhà nước khuyến khích thành lập các tổ chức tài chính tư vấn, hỗ trợ cho
các DNV&N.
Các tổ chức này đóng vai trị quan trọng trong việc tư vấn, giúp đỡ cho các DNV&N về thông tin thị trường, giá cả, đầu tư, lập kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh, về văn
65
bản pháp luật, mở các lớp đào tạo ngắn hạn về từng chun đề,... Nhà nước có những chính sách ủng hộ, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động, giúp đỡ DNV&N đạt hiệu quả thiết thực hơn. Để giúp DNV&N giải quyết khó khăn về vốn thì ngồi việc khuyến khích các thể chế tài chính nói chung, cần thành lập những thể chế chuyên cung cấp tín dụng cho DNV&N.
Thành lập các công ty tài chính và phát triển dịch vụ cho thuê tài chính. Với các DNV&N có quy mơ vốn nhỏ nhưng có phương án kinh doanh khả thi thì đây sẽ là các nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNV&N vừa an toàn, vừa hợp với khả năng của DNV&N. Phát triển thị trường tài chính và có chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho DNV&N tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn lớn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Thành lập các quỹ bảo lãnh, quỹ hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua lãi suất hoặc bảo lãnh vay vốn, không để cho các DNV&N thiếu vốn mà phải đóng cửa.
Có thể thành lập ngân hàng ưu tiên phục vụ các DNV&N, có thể là Ngân hàng phát triển DNV&N. Ngân hàng này có nhiệm vụ cung cấp tín dụng nhằm hỗ trợ, phát triển các DNV&N trong việc thành lập, cải tạo lại doanh nghiệp hoặc là mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội DNV&N và các Trung tâm
thông tin trợ giúp các DNV&N.
Tăng cường vai trò của các tổ chức trong việc hỗ trợ, chắc chắn sẽ tạo động lực tích cực giúp DNV&N phát triển nhanh và mạnh. Đối với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNV&N cần làm tốt vai trò đại diện của doanh nghiệp với chính quyền, tham gia xây dựng các chính sách phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Có thể tổ chức các khoá đào tạo, các buổi hội thảo nắm bắt xu hướng mới của thị trường.
Ngoài ra, cần phát triển các trung tâm tư vấn, hỗ trợ thông tin cho các DNV&N. Một trong những hạn chế của DNV&N là đội ngũ quản lý cịn yếu kém, doanh nghiệp thiếu
thơng tin và khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy, việc thành lập các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNV&N là hết sức cần thiết và quan trọng. Các thông tin này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh. Vì vậy, cần phải thực hiện việc cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng để hoạt động của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu.