5. Kết cấu củakhóa luận
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
3.3.1.1. Hồn thiện cơng tác đăng ký giao dịch bảo đảm
Thứ nhất, Chính phủ cần hiện đại hóa cơng nghệ đăng ký giao dịch bảo đảm giúp cho việc tiếp nhận và đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo tiêu chí nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn cho khách hàng cũng như NHTM.
Thứ hai là phải phân công rõ ràng, chi tiết từng loại tài sản, trách nhiệm của các cơ quan tham gia thực hiện tiếp nhận đăng ký giao dịch bảo đảm cho các NHTM.
Thứ ba là thực hiện cơng khai hóa thơng tin về TSBĐ được đăng ký tại các Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm cho đối tượng khai thác là các NHTM để Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc nắm bắt, tiếp nhận tài sản thế chấp, hạn chế kịp thời nếu có dấu hiệu lừa đảo.
Có như vậy, khách hàng sẽ mất ít thời gian và chi phí để thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm mà rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm cũng sẽ được giảm đáng kể cho Ngân hàng.
3.3.1.2. Phát triển thị trường mua bán nợ
Chính phủ cần chú trọng phát triển thị trường mua bán nợ, không chỉ dừng lại ở các tổ chức trong nước mà cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của các đối tác nước ngồi- những đối tác giàu kinh nghiệm. Chính phủ cũng cần ban hành quy định cụ thể xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ, các ưu đãi đối với hoạt động mua bán nợ.
Chính phủ cần quốc tế hóa các chuẩn mực kế tốn tạo hàng lang cho thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả. Thực tế cho thấy, các chuẩn mực kế toán của Việt
Nam vẫn còn khác biệt lớn so với các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động mua bán và sáp nhập nói riêng, Việt Nam cần quốc tế hóa các chuẩn mực kế tốn của mình. Điều này sẽ giúp cho các bên thuận tiện hơn rất nhiều trong việc chuyển đổi các chuẩn mực kế tốn và cũng giúp xử lý chính xác hơn các khoản mục tài chính trong các báo cáo tài chính, làm cơ sở cho cơng tác định giá, mua bán và sáp nhập được diễn ra thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả hơn. Đối với việc trích lập và sử dụng các quỹ DPRR trong doanh nghiệp hiện Luật kế tốn Việt Nam cịn chưa quy định chặt chẽ nên đã tạo điều kiện cho một số công ty lợi dụng lách luật.
Chính phủ cần miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp,.. ) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Việc miễn giảm các loại thuế đó sẽ làm giảm những tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước bởi theo kinh nghiệm các nước đã thành lập các công ty mua bán nợ quốc gia thì nguồn tiền xử lý nợ xấu gồm một hoặc tất cả các nguồn sau: Nguồn vốn ngân sách nhà nước bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu chính phủ bảo lãnh; Nguồn vốn vay từ NHTW hoặc Ngân hàng phát triển; Phát hành trái phiếu doanh nghiệp được bảo lãnh bởi Chính phủ.
Chính vì vậy, để thị trường này phát triển thì Chính phủ cũng cần tạo điều kiện mở rộng các giao dịch thương phiếu và các cơng cụ thanh tốn quốc tế khác để mở rộng phạm vi áp dụng các giao dịch mua bán nợ.
3.3.1.3. Hoàn thiện quy trình xử lý TSBĐ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các Ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ
Nhiều văn bản luật nhưng cơ chế pháp lý chưa quy định rõ ràng, đặc biệt về quyền sử dụng đất.
91
Theo các quy định pháp luật hiện hành thì muốn cưỡng chế tài sản phải có bản án, có quyết định của tịa án nên chủ nợ muốn cưỡng chế phải kiện ra tịa để có bản án. Theo đó, TCTD muốn tiến hành xiết nợ, phát mại tài sản phải khởi kiện khách hàng ra toà kinh tế, tịa dân sự. Việc tồ án xử là vấn đề nan giải cả về thời gian và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chưa kể khi mở phiên tịa rồi nhưng người vay cố tình trây ỳ, viện cớ ốm, không đến dự, tồ hỗn xử và để chờ đợi xử tiếp lần sau thì khơng biết đến bao giờ. Chưa hết, tòa xử xong rồi còn phải chờ bản án có hiệu lực, chờ đợi sự sẵn sàng triển khai của cơ quan thi hành án. Tất cả nhưng vấn đề đó kéo dài hàng năm, tài sản xuống cấp, chi phí trơng coi, bảo vệ và quản lý tài sản ngày càng gia tăng. Chính do vướng mắc đó, nên việc xử lý TSBĐ tiền vay hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở TCTD phải chủ động tìm mọi cách thỏa thuận với khách hàng, cố gắng thuyết phục người vay để tự xử lý tài sản, tự mình bán tài sản,... mà khơng muốn khởi kiện ra tòa do thủ tục rườm rà, phát sinh nhiều chi phí, tốn kém thời gian.
Nhà nước cần xây dựng cơ chế thi hành án dân sự hiệu quả, đảm bảo thực thi kết quả xử lý TSBĐ trong thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất, từ đó tạo cơ sở cho bên nhận bảo đảm được thực hiện ngay các quyền hợp pháp của mình đối với TSBĐ như: quyền thu hồi tài sản, quyền nhận chính TSBĐ, quyền bán TSBĐ...