Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM agribank chi nhánh hà thành khóa luận tốt nghiệp 548 (Trang 26 - 32)

8. Kết cấu đề tài khóa luận:

1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại

1.1.5. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu

a. Chuyển tiền

• Định nghĩa

Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (người chuyển tiền)

yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu (Nguyễn Văn Tiến, 2016).

Trong phương thức này, người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán trực tiếp với nhau, ngân hàng chỉ đóng vai trung gian thanh tốn theo ủy nhiệm và hưởng phí

dịch vụ, vì thế ít chịu rủi ro; trừ khi ngân hàng cấp tín dụng cho người có hợp đồng thanh

toán. Thanh toán bằng phương thức này chủ yếu áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán có uy tín và tin tưởng lẫn nhau.

Phân loại

- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer - M/T): là hình thức chuyển tiền mà lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền. -

- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T): là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện tín gửi cho ngân hàng trả tiền. Có hai dạng điện là Telex và SWIFT (Society

for Worldwide Interbank Financial Tecomminucation). • Các bên tham gia

- Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter) là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thường là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư.

- Người thụ hưởng (Beneficicary) là người nhận được số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng. Họ thường là người xuất khẩu, người bán, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư. - Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. - Ngân hàng trả tiền (Paying bank) là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng.

b. Phương thức nhờ thu

Định nghĩa

Nhờ thu là phương thức thanh tốn trong đó người bán sau khi đã hồn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ thác cho ngân hàng của

mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra. (Nguyễn Văn Tiến, 2016) • Các bên tham gia:

- Ngân hàng nhờ thu (Principal) là người yêu cầu ngân hàng nhờ thu, thông thường là người xuất khẩu, người bán, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư..

- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank) là ngân hàng nhận ủy thác của người xuất khẩu.

- Ngân hàng nhờ thu (Collecting / Presenting Bank) là ngân hàng đại lý của ngân hàng

- Người trả tiền (Drawee) là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư,... • Phân loại:

Theo loại hình người ta có thể chia thành nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. - Nhờ thu trơn (Clean Collection):

Là phương thức thanh tốn trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các cơng

cụ thanh tốn nhưng khơng thể tự mình thu được nên phải uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơng cụ thanh tốn đó khơng kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ (Nguyễn Văn Tiến, 2016).

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Hoặc trong trường hợp thanh tốn về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá.

Trong phương thức này, rủi ro chủ yếu thuộc về người bán vì việc thanh tốn phần lớn dựa trên chứng từ tài chính. Người bán có thể gặp rủi ro như người mua không chịu thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ, chậm trễ. Người mua cũng có thể gặp rủi ro nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua sẽ phải thanh toán tiền trong khi khơng biết được người bán có làm đúng hợp đồng hay khơng.

Phương thức nhờ thu phiếu trơn có chi phí thấp nhưng rủi ro lớn nên ít được sử dụng.

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Là phương thức thanh tốn trong đó người khơng thể tự mình thu được các khoản

tiền phải thu ghi trên các cơng cụ thanh tốn của mình (Nguyễn Văn Tiến, 2016). Do đó,

người này sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơng cụ thanh tốn đó với điều kiện sẽ chuyển giao chứng từ nếu người bị ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.

Nhờ thu kèm chứng từ là nhờ thu chứng từ thương mại kèm hoặc khơng kèm theo

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có mức độ rủi ro ít hơn so với phương thức nhờ thu phiếu trơn. Trường hợp này người bán có thể khống chế quyền định đoạt hàng hóa đối với người mua. Nhưng người bán chưa thể khống chế được việc trả tiền của người mua bởi ngân hàng tham gia vào q trình nhờ thu nhưng lại khơng có cam kết hay đảm bảo về việc thanh toán cũng như thực hiện của người mua và người bán.

Trong ngoại thương, nhờ thu chủ yếu sử dụng khi các bên có mối quan hệ lâu dài

và bền vững.

Các hình thức nhờ thu kèm chứng từ gồm 3 loại:

+ D/A (Documents against Acceptance) là chứng từ đổi chấp nhận. + D/P (Documents against Payment) là chứng từ đổi thanh toán.

+ D/OT - D/TC (Documents aginst other Terms and Conditions) là chứng từ đổi lấy các điều kiện, điều khoản khác.

c. Phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng (Letter of Credit - L/C)

Một phương thức TTQT được sử dụng khá phổ biến nữa là thanh tốn bằng thư tín dụng.

• Định nghĩa

Có nhiều định nghĩa về tín dụng chứng từ, nhưng định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất là của UCP600.

Theo điều 2 - UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh tốn khi xuất trình phù hợp”.

Phương thức tín dụng chưng từ có thể hiểu là một thỏa thuận của ngân hàng phát hành thư tín dụng và khách hàng, cam kết chắc chắn thanh toán một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh tốn phù hợp theo quy định của thư tín dụng.

Các bên tham gia: Gồm 4 bên:

- Người yêu cầu mở L/C (Applicant) là người mua, người nhập khẩu hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.

- Người hưởng lợi (Beneficiary) là người bán, người xuất khẩu.

- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) là ngân hàng mở L/C, là ngân hàng phục vụ người mua.

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là ngân hàng đại lý, chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi.

Ngoài ra, trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể cịn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như: Ngân hàng xác nhận

(Configuring Bank), Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank), Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank) ...

+ Ngân hàng được chỉ định ( Nominated Bank): là ngân hàng mà ở đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu hoặc chấp nhận thanh toán.

+ Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank): là ngân hàng cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu thay cho ngân hàng phát hành L/C, áp dụng khi người thụ hưởng khơng tin tưởng khả năng thanh tốn của ngân hàng phát hành L/C.

+ Ngân hàng hoàn trả ( Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán L/C cho ngân hàng được chỉ đinh thanh toán hoặc chiết khấu, áp dụng khi ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định thanh tốn khơng có

quan hệ tài khoản. • Phân loại:

Trong thực tế có một số loại thư tín dụng chủ yếu sau:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) là thư tín dụng mà sau khi được mở thì người nhập khẩu có thể u cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà khơng cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu khơng được sự đồng ý của người thụ hưởng L/C.

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận

trả tiền cho L/C này.

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) là L/C khơng huỷ ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền địi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được l/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối

ứng với nó được mở.

- Thư tín dụng tuần hồn (Revolving L/C) là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và vẫn tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) là L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá, nguyên liệu

phục vụ sản xuất hàng hố theo L/C đã mở.

- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong

trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiến ứng trước, nhưng khơng

có khả năng giao hàng, hoặc khơng hồn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong

L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu.

Cách phân loại này giúp người yêu cầu mở L/C có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với mục đích và điều kiện của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM agribank chi nhánh hà thành khóa luận tốt nghiệp 548 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w