8. Kết cấu đề tài khóa luận:
1.2. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
1.2.1. Khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong kinh doanh của ngân hàng thương mại
Phát triển hoạt động TTQT thực chất chính là phát triển thị phần TTQT và số lượng cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung ứng (Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2015). Sự cần thiết phải phát triển hoạt động TTQT xuất phát từ vai trò quan trọng của TTQT đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế.
1.2.2. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại thương mại
a. Đối với ngân hàng
- Trước hết, TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch
quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong nền cơ chế thị trường mở. - Thứ hai, thơng qua phát triển TTQT, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn
vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT qua ngân hàng.
- Thứ ba, TTQT giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó ngân hàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
- Thứ tư, hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thơng qua lượng tiền
ký quỹ. Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể. Song
xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ổn định. Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh tốn, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn
- Cuối cùng, phát triển hoạt động TTQT tạo ra môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng. Bất cứ hệ thống công nghệ ngân hàng của quốc gia nào đều cần phải có đủ các tiêu
chí thanh tốn nhanh chóng, kịp thời, an tồn và chính xác. Vì vậy các cơng nghệ ứng dụng trong công nghệ ngân hàng sẽ phải cập nhật, đổi mới công nghệ tiên tiến hơn để phù hợp với những tiêu chí trên.
b. Đối với khách hàng:
Vai trị trung gian thanh tốn trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh tốn theo u cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an tồn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Do đó, hoạt động TTQT đối với khách hàng là vô cùng quan trọng. Trong q trình thực hiện thanh tốn, nếu khách hàng khơng có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng cịn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng.
c. Đối với nền kinh tế
Trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đã và đang tăng cường mở rộng thị trường, hợp tác và hội nhập. Hoạt động TTQT là cầu nối giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu góp phần tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế.
Khi hoạt động TTQT phát triển, các ngân hàng liên kết với nhau tạo nên mạng lưới TTQT sâu rộng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động luân chuyển vốn và
lợi nhuận giữa các quốc gia, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế.
Ngoài việc tăng cường xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế thì hoạt động TTQT còn
tạo điều kiện cho các ngành thương mại dịch vụ quốc tế phát triển, thu hút kiều hối và thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế.Về phương diện quản lý của Nhà nước, TTQT giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách
hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu
Như vậy hoạt động TTQT của các NHTM trong thương mại quốc tê nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung có một vị trí hết sức quan trọng, việc pháy triển TTQT là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa to lớn.