Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM agribank chi nhánh hà thành khóa luận tốt nghiệp 548 (Trang 38 - 45)

8. Kết cấu đề tài khóa luận:

1.2. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc

ngân hàng thương mại

a. Các nhân tố khách quan

Trong hoạt động thương mại, yếu tố khách quan có tác động rất nhiều vào hoạt động kinh doanh. Môi trường khách quan luôn chứa đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các NHTM. Do đó, để phát triển hoạt động TTQT thì các NHTM cần phải xem

xét kỹ mơi trường kinh doanh để tránh được phần nào rủi ro cũng như nắm bắt được cơ hội.

• Mơi trường chính trị

Chế độ chính sách, luật pháp của nhà nước là những yếu tố mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tn thủ một cách vơ điều kiện. Tình hình chính trị trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động TTQT của NHTM.

Bất ổn chính trị của một nước, trước hết gây khó khăn cho hoạt động kinh tế của nước đó. Các hoạt động thương mại quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, trong đó có hoạt

động XNK. Kéo theo đó, hoạt động của Ngân hàng với các ngân hàng khác trên thế giới cũng gặp nhiều bất lợi, vừa do hoạt động xuất nhập khẩu kém; vừa do đối tác ngại rủi ro

không dám đầu tư vào.

Trong một hợp đồng mà một trong hai đối tác có xung đột về chính trị sẽ gây cản

nước cũng như trên thế giới ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại.

Chính sách pháp luật

Hoạt động TTQT bị điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật của các nước; các công ước quốc tế, các tập qn... nên chính sách pháp luạt có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động này.

Các nước có thể dùng chính sách pháp luật như là một cơng cụ để thúc đẩy mở rộng hoặc hạn chế hoạt động TTQT thông qua điều chỉnh hoạt động XNK và thơng qua các chính sách liên quan đến TTQT. Với một hệ thống pháp luật minh bạch, đồng bộ, thơng thống và có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện hoạt động TTQT thì chắc chắn việc phát triển TTQT sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu các chính sách của Nhà nước có nhiều mâu thuẫn với Luật pháp quốc tế, các quy định về TTQT còn chồng chéo thì sẽ gây nhiều khó khăn, làm hạn chế phát triển TTQT.

Chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định, pháp lý của Nhà nước trong quản lý ngoại tệ, quản lý chứng từ có giá trị ngoại tệ. cũng như việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh tốn, tín dụng với nước ngồi. Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát luồng vận động

của ngoại hối từ nước ngồi vào và trong nước ra. Chính sách này có liên quan trực tiếp đến quan hệ ngoại thương cũng nhu các quan hệ TMQT khác bằng ngoại tệ.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối cịn quản lý và kiểm sốt sự lưu thơng của ngoại hối.

Ở nước ta, Nhà nước quản lý chặt luồng vận động của ngoại tệ. Các NHTM với chức năng là trung gian thanh tốn, là cửa ngõ ra vào của ngoại tệ, đóng vai trị kiểm sốt luồng tiền ra vào của các quốc gia. Vì thế cho nên các NHTM được phép TTQT được NHNN trao đặc quyền kiểm soát các hoạt động TTQT do khách hàng ủy thác cho họ theo đúng quy định của chế độ quản lý ngoại hối hiện hành.

Tỷ giá hối đối và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia, là hệ số quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước

khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.

Sự biến động lên hay xuống của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trong

nền kinh tế, trong đó có hoạt động TTQT của ngân hàng.

Khi đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước sẽ rẻ đi một cách tương đối so với hàng hóa nước ngồi, và ngược lại, hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đắt lên. Trong trường hợp này, với các nước chưa phát triển, hoạt động nhập khẩu bị co hẹp nhưng hoạt động xuất khẩu không thể tăng lên một cách tương ứng do các mặt

hàng xuất khẩu của các nước này chủ yếu là hàng thô, hàng sơ chế. Doanh thu xuất nhập

khẩu bị giảm đi rất lớn. Vì thế sẽ làm hạn chế hoạt động TTQT của các NHTM trong nước.

Khi đồng tiền trong nước mạnh lên so với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước sẽ

đắt lên một cách tương đối và hàng hóa nhập khẩu vào nội địa rẻ hơn. Nước có đồng tiền

lên giá sẽ khó khăn hơn khi xuất khẩu và có lợi hơn khi nhập khẩu. Các hoạt động nhập khẩu sẽ được tăng cường và hoạt động TTQT có điều kiện được mở rộng.

Tương tự với tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là đại lượng so sánh giữa khoản thu (tính bằng bản tệ) do việc nhập khẩu đem lại với số chi phí

đầu vào (tính bằng ngoại tệ) đã phải bỏ ra để mua bán hàng nhập khẩu. Tỷ suất này càng

cao nghĩa là nhập khẩu mang lại nhiều lợi nhuận, thì hoạt động nhập khẩu sẽ sơi động, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển hoạt động TTQT.

b. Các nhân tố chủ quan

thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phục vụ khách hàng cũng như cơng tác mở rộng hoạt động TTQT.

Chiến lược kinh doanh của chi nhánh

Chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chi nhánh. Một chi

nhánh ngân hàng có chiến lược kinh doanh rõ ràng, đặt ra các mục tiêu cụ thể thì chi nhánh sẽ hoạt động sn sẻ hơn.

Đối với việc phát triển TTQT, tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Chiến lược kinh doanh giúp chi nhánh định hướng cho hoạt động TTQT của mình

trong tương lai thơng qua việc phân tích và dự báo mơi trường. Chiến lược kinh doanh giúp chi nhánh vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho hoạt động TTQT phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp chi nhánh phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng doanh thu và doanh số, nâng cao vị thế của mình.

Chiến lược kinh doanh giúp chi nhánh nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với việc phát triển TTQT. Nó giúp chi nhánh khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của chi nhánh.

Mạng lưới đại lý của NHTM

Bất kỳ một ngân hàng nào muốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của mình đều cần phải có một mạng lưới đại lý rộng khắp, có mối quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ dịch vụ. Trên cơ sở đó, các NHTM có thể tăng được doanh thu nhờ việc thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý của mình, phát triển nghiệp vụ TTQT của mình như: trở thành ngân hàng thu hộ, ngân hàng thông báo, ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng chuyển nhượng, ngân

hàng chiết khấu... Ngược lại, các NHTM có thể sử dụng mạng lưới ngân hàng đại lý của

mình để thực hiện các nghiệp vụ TTQT, giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ của mình.

Hơn thế nữa với mối quan hệ đại lý tốt giữa các ngân hàng, ngân hàng cịn có được những thơng tin xác minh về khách hàng, tránh được những rủi ro thanh tốn.

Tiềm lực tài chính

Tiềm lực tài chính của Ngân hàng ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc phát triển TTQT. Ngân hàng nào có tiềm lực tài chính mạnh, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để mở

rộng TTQT. Vì khi đó chi nhánh có nguồn chi phí để trang trải cho các hoạt động phục vụ mở rộng và phát triển TTQT như: chi phí đào tạo nhân lực, chi phí Marketing, chi phí

tổ chức các chương trình cho khách hang...

Ngược lại, một ngân hàng có tình hình tài chính khơng ổn định, trước hết sẽ khiến

uy tín của ngân hàng khơng được đảm bảo, khách hàng sẽ phải cân nhắc nhiều khi sử dụng dịch vụ của Cơng ty. Thêm vào đó, các chi phí cho các hoạt động Marketing cũng hạn chế, dẫn đến việc mở rộng TTQT nói riêng, các hoạt động khác của chi nhánh nói chung, gặp nhiều bất lợi.

Nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của các NHTM là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con người sẽ quyết định tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh nhập khẩu.

Mơi trường hoạt động TTQT nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung địi hỏi đội ngũ lãnh đạo và quản lý có trình độ năng lực thực sự, sáng tạo trong kinh doanh, phẩm chất đạo đức tốt; đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết kinh tế, pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng việc.

Một đơn vị với nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọng vốn... Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nghiệm, đều có tác phong làm việc nghiêm túc thì các hoạt động TTQT sẽ được thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả.

Cơng nghệ ngân hàng

Trong xu thế hội nhập quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, vấn đề hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng càng trở nên bức xúc đối với các NHTM Việt Nam. Công nghệ ngân hàng tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng thể hiện qua các mặt: tốc độ thanh toán và lưu chuyển tiền tệ, quản lý tập trung và sử dụng đồng vốn kinh doanh hiệu quả...Vì vậy

để tiến xa hơn, các NHTM phải chú trọng cập nhật, đổi mới công nghệ ứng dụng trong công nghệ ngân hàng.

Trong hoạt động TTQT, nếu hệ thống ngân hàng áp dụng phần mềm tiên tiến để xử lý các nghiệp vụ của hoạt động TTQT thì sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngược lại, một ngân hàng vẫn duy trì cơng nghệ lạc hậu thì hoạt động TTQT sẽ tốn nhiều thời gian của chính ngân hàng và khách hàng, doanh thu TTQT sẽ không đảm bảo, dần dần sẽ bị đào thải.

• Uy tín của NHTM

Uy tín của NHTM trong nước và trên trường quốc tế rất quan trọng. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng có được phát triển hay khơng tuỳ

thuộc rất nhiều và uy tín của ngân hàng đó ở trong nước và trên thế giới. Một ngân hàng có uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra những cơ sở lý luận cơ bản về phát triển hoạt động TTQT. Đây là tiền đề để phân tích những thực trạng phát triển TTQT tại ngân hàng Agribank năm 2017 - 2019.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HANG THƯƠNG MẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ

THÀNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM agribank chi nhánh hà thành khóa luận tốt nghiệp 548 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w