Khái niệm biện pháp bảo đảm thực thi quyền chủ nợ trong hoạt động

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 25 - 31)

động

cho vay của ngân hàng thương mại

Trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định, đặc biệt với lĩnh vực ngân hàng có đối tượng kinh doanh là “tiền tệ” thì rủi ro bị nhân lên rất nhiều lần. Vì vậy, vai trị QCN đối với hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động của tồn bộ hệ thống ngân hàng nói chung ln ln được khẳng định ở vị trí quan trọng. Để QCN phát huy và thực hiện hiệu quả, đạt được mục đích của mình thì các phương thức thực thi trên thực tế cũng vô cùng quan trọng. Vậy nên, các BPBĐ thực thi QCN trong hoạt động cho vay của NHTM là một vấn đề rất cần thiết và đáng quan tâm.

BPBĐ thực thi QCN là các cách thức cụ thể tác động tới QCN và môi trường xung quanh nhằm giúp cho QCN được thực hiện, thi hành và phát huy được vai trị của mình trên thực tế từ đó bảo vệ được tối đa quyền là lợi ích chính đáng của chủ thể sở hữu quyền này.

Từ khái niệm chung trên đi đến khái niệm BPBĐ thực thi QCN của NHTM trong hoạt động cho vay là các biện pháp cụ thể do các chủ thể tham gia vào quan hệ cho vay thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định do Luật định, do ngân hàng ban hành hoặc do hai bên thỏa thuận nhằm thúc giục, tạo điều kiện, cưỡng ép bên vay thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình, từ đó đạt được mục đích cuối cùng là bên vay thanh tốn khoản tiền gốc, lãi cho vay và các chi phí khác cho NHTM trên thực tế.

Từ khái niệm có thể thấy các BPBĐ thực thi QCN có các đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, xét trên khía cạnh chủ thể, BPBĐ thực thi QCN phải là biện

pháp do chính NHTM thực hiện trước tiên và chủ yếu nhất. Quan hệ cho vay ln ln là quan hệ có tính chất trái quyền, chỉ khi khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì NHTM mới có thể được hưởng quyền, đồng nghĩa với việc chỉ khi khách hàng thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong HĐTD và giấy nhận nợ như thanh toán nợ đúng số dư gốc, số dư lãi và kỳ hạn ...trong suốt quá trình vay vốn thì ngân hàng mới có thể hưởng được quyền chủ mình - thu hồi đủ

khoản gốc vay và lãi cho vay. Vậy nên, trong mối quan hệ cho vay, NHTM luôn là chủ thể trực tiếp được thụ hưởng quyền lợi, nếu bên vay vi phạm thì đây là chủ thể đầu tiên bị ảnh hương tới lợi ích. Do đó, NHTM phải là chủ thể đầu tiên thực hiện các BPBĐ thực thi QCN để bảo vệ lợi ích của mình, bên vay hay các cơ quan nhà nước sẽ chỉ thực hiện các BPBĐ khi pháp luật quy định, do đó sẽ khơng có sự chủ động thực hiện các biện pháp thực thi QCN như đối với NHTM. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện cho vay, quyền lợi của ngân hàng luôn đi đôi với nghĩa vụ của bên đi vay theo HĐTD. Khách hàng sẽ có tâm lý khơng muốn thực hiện nghĩa vụ, đặc biệt là khi rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn, vì quyền lợi của mình khơng cịn nhiều nên khách hàng sẽ khơng thể hoặc không muốn thực hiện các BPBĐ thực thi QCN của ngân hàng. Cịn phía cơ quan nhà nước sẽ chỉ thực hiện các BPBĐ thực thi QCN khi luật có quy định và NHTM có yêu cầu. Vậy nên, các BPBĐ thực thi QCN là biện pháp được thực hiện chính và chủ yếu nhất bởi NHTM, chỉ NHTM mới trực tiếp quan tâm tới quyền lợi của mình để từ đó thực hiện các biện pháp này đúng và đầy đủ, hiệu quả nhất.

Thứ hai, xét về khía cạnh nội dung thì BPBĐ thực thi QCN của NHTM

thực chất là chính là các biện pháp mang tính bảo đảm cho NHTM có thể thực hiện được tất cả các quyền năng pháp lý mà trong phạm vi QCN của mình được pháp luật cho phép thực hiện. Như đã phân tích bên trên, QCN của NHTM được coi là một gói quyền lớn, bên trong có nhiều quyền năng nhỏ như quyền kiểm tra giám sát, quyền xử lý nợ quá hạn.... Các quyền năng này sẽ được các ngân hàng bảo đảm thực hiện trên thực tế thông qua các biện pháp đảm đảm thực thi hay nói cách khác đối với mỗi quyền năng nhỏ trong gói QCN của NHTM sẽ có một hoặc những biện pháp phù hợp khác nhau để đảm bảo thực thi quyền đó, từ đó đi tới cái chung thực thi và bảo vệ được QCN của NHTM.

Thứ ba, xét trên khía cạnh hình thức, các BPBĐ thực thi QCN được thực

hiện theo mội quy trình, thủ tục nhất định do pháp luật quy định hoặc do hai bên thỏa thuận với nhau. Các BPBĐ thực thi QCN thông thường sẽ là các biện pháp tác động tới bên khách hàng, thúc giục, tạo điều kiện hoặc cưỡng chế bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình để từ đó NHTM bảo đảm được QCN. Do đó, nếu các biện pháp này được thực hiện một cách tuỳ tiện, tự ý có khả năng sẽ xâm hại

tới quyền và lợi ích của bên vay. Vậy nên, khi thực hiện các BPBĐ thực thi QCN, chủ thể thực hiện cần phải thực hiện theo một trình tự thủ tục mà pháp luật ấn định sẵn như biện pháp khởi kiện, biện pháp xử lý TSBĐ... Đối với những biện pháp mà pháp luật để mở rộng cho ngân hàng áp dụng thì ngân hàng cần phải ban hành một trình tự, thủ tục nhất định để tạo được sự thực hiện đồng bộ cũng như bảo vệ được quyền lợi của khách hàng, hoặc đối với biện pháp được áp dụng khi hai bên thỏa thuận cũng cần có một trình tự, thủ tục nhất định do hai bên thống nhất với nhau.

Thứ tư, mục đích cuối cùng của BPBĐ thực thi QCN là ngân hàng có thể

thu hồi được cả khoản gốc, lãi vay và các chi phí khác một cách hiệu quả. Khi ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay, mục đích và mong muốn của ngân hàng luôn là kinh doanh hiệu quả, thu hồi gốc và lãi khoản vay nhanh chóng, hiệu quả, tốn kém ít chi phí nhất. Do đó, NHTM thực hiện các BPBĐ thực thi QCN để hướng việc khách hàng sẽ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận với nhau trong HĐTD, sau khi kết thúc kỳ hạn vay, khách hàng sẽ thanh toán đủ cả gốc và lãi cho NHTM.

1.1.5. Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền chủ nợ trong hoạt động

cho

vay của ngân hàng thương mại

BPBĐ thực thi QCN là các biện pháp được áp dụng để đảm bảo rằng QCN chắc chắn được thực hiện trên thực tế. Vậy nên đối với mỗi quyền năng nhỏ bên trong QCN sẽ có một hoặc nhiều biện pháp đảm bảo thực hiện khác nhau. BPBĐ thực thi QCN có vai trị rất quan trọng, là cơ sở để NHTM bảo vệ được quyền lợi của mình. Thực tế có rất nhiều cách để phận chia các BPBĐ thực thi QCN dựa vào chủ thể gồm có nhóm biện pháp do NHTM thực hiện, nhóm biện pháp do khách hàng thực hiện và nhóm biện pháp do cơ quan nhà nước thực hiện. Nhưng trong phạm vi đề tài ta sẽ chỉ nghiên cứu các nhóm biện pháp do NHTM thực hiện hoặc nhóm biện pháp khi NHTM yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện. Vì vậy các BPBĐ thực thi QCN trong hoạt động cho vay của NHTM bao gồm những nội dung chính sau đây:

• Biện pháp thu thập và xác minh thơng tin trước khi cho vay • Biện pháp

kiểm

tra, giám sát

Nhóm biện pháp tạo điều kiện

• Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ • Biện pháp miễn, giảm • Biện pháp thu hồi nợ trước hạn • Biện pháp chuyển nợ quá hạn • biện pháp bán nợ • Biện pháp xử lý tài Nhóm biện pháp kiểm tra phịng ngừa Nhóm biện pháp thu hồi vơn vay, xử

lý nợ quá hạn.

Hình 1.3: Nội dung BPBĐ thực thi QCN của NHTM

BPBĐ thực thi QCN của NHTM gồm có 9 biện pháp chính được chia làm 4 nhóm với bơn mục tiêu khác nhau.

Thứ nhất, đó là nhóm biện pháp kiểm tra, phịng ngừa nhằm mục đích ngăn ngừa sự vi phạm của bên vay với mong muôn không xảy ra sự ảnh hưởng xấu tới QCN, hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây ln là nhóm biện pháp được NHTM áp dụng thực hiện đầu tiên trong hoạt động cho vay, ngay cả khi QCN chưa hình thành hay đã hình thành hoặc trong st kỳ hạn cho vay. Nhóm biện pháp này gồm có 2 biện pháp chính được áp dụng tại hai giai đoạn khác nhau của quá trình cho vay. Biện pháp thu thập và xác minh thông tin khách hàng, TSBĐ là biện pháp được áp dụng trước khi ngân hàng quyết định cho vay. Với biện pháp này ngân hàng sẽ đạt được mục đích có thơng tin chính xác, từ đó đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng đúng để đi đến quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế tôi đa rủi ro ngân hàng không thực hiện được QCN sau khi giải ngân cho vay vơn. Biện pháp kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vơn vay, tình hình trả nợ của khác hàng, quản lý, giám sát TSBĐ sẽ được thực sau khi ngân hàng giải ngân và trong st q

trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng đang thực hiện đúng các nghĩa vụ mà họ đã thoả thuận, đồng thời kịp thời pháp hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm ảnh hưởng tới QCN của NHTM.

Thứ hai, nhóm biện pháp nhằm mục đích tạo điều kiện cho khách hàng khi

gặp khó khăn hoặc khách hàng thuộc nhóm đối tượng mà ngân hàng cho hưởng các biện pháp này. Nhóm biện pháp này sẽ tạo điều kiện để khách hàng có khả năng trả được nợ, từ đó QCN của NHTM được bảo đảm thực hiện. Nhóm biện pháp này gồm có 2 biện pháp là biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ và biện pháp miễn, giảm lãi và/hoặc phí. Biện pháp cơ cấu lại thời hạn là biện pháp ngân hàng sẽ áp dụng khi có khách hàng yêu cầu áp dụng, NHTM sẽ kéo dài hoặc điều chỉnh thời gian trả nợ phù hợp với thu nhập của khách hàng giúp khả năng trả nợ của bên vay tăng lên. Biện pháp miễn, giảm lãi hoặc phí là biện pháp được áp dụng khi ngân hàng xét thấy có thể tiến hành miễn, giảm cho bên vay theo chính sách miễn giảm của mình nhằm tạo ra một địn khích lệ tâm lý khách hàng hàng trả nợ cũng như tạo ra các mối quan hệ bền chặt với ngân hàng.

Thứ ba, nhóm biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn. Đây là nhóm biện

pháp quan trọng có nhiều biện pháp nhỏ bên trong nhất, được NHTM áp dụng nhiều vì trên thực tế khách hàng thường xâm hại nghiêm trọng tới QCN của NHTM. Nhóm biện pháp này gồm có 4 biện pháp:

- Biện pháp thu hồi nợ trước hạn là biện pháp áp dụng khi khách hàng cung cấp thông tin không đúng sự thật. Ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi lại toàn bộ khoản

vay của khách hàng dù chưa hết thời hạn vay vốn, đồng thời ngân hàng còn thu

thêm tiền phạt là phí thu hồi khoản vay trước hạn. Với biện pháp này, ngân

hàng sẽ

bảo tồn được vốn vay của mình kịp thời trước sự vi phạm của bên vay, đây cũng

giống như một biện pháp răn đe khách hàng để tránh xảy ra trường hợp vi phạm,

xâm hại tới quyền lợi của NHTM.

- Biện pháp bán nợ là biện pháp được NHTM áp dụng thông thường đối với các khoản nợ xấu, họ sẽ bán cho các tổ chức, cá nhân mua nợ với giá có thể

thấp hoặc bằng giá khoản nợ thực tế để tiến hành thu hồi khoản nợ nhanh chóng.

Hoặc có thể do Ngân hàng nhà nước yêu cầu bán khoản nợ đó khi tỷ lệ nợ xấu

của NHTM quá 3%.

- Biện pháp xử lý TSBĐ là việc ngân hàng tiến hành thực hiện một trong các phương thức xử lý TSBĐ theo luật định nhằm ứng quyền của mình. Ngân

hàng sử

dụng biện pháp này để xử lý tài sản bảo để thu hồi khoản tiền vay của mình

về khi

bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình hay khơng thực hiện nghĩa

vụ thu hồi khoản vay trước hạn.

- Cuối cùng, cũng giống như những vụ án dân sự thông thường, khi tranh chấp mà các bên khơng thể thoả thuận, thương lượng thì có thể đưa vụ việc ra Toà

án giải

quyết. Trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nếu như bên vay khơng thanh tốn

hoặc khơng có khả năng thanh tốn khoản vay thì NHTM có thể áp dụng khởi

kiện bên

vay theo pháp luật để đảm bảo lợi ích của mình, đảm bảo thu hồi được khoản vay về.

1.1.6. Vai trò của các biện pháp bảo đảm thực thi quyền chủ nợ trong

hoạt của

ngân hàng thương mại

Các biện pháp đảm bảo thực thi QCN có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của NHTM. Nhưng để làm rõ vai trò của của quyền năng này, trước tiên cần xác định mối quan hệ giữa QCN và các BPBĐ thực thi QCN.

Một là, BPBĐ thực thi QCN là phương tiện để đảm bảo cho quyền chủ của

NHTM được thực thi trên thực tế. Khi NHTM tiến hành hoạt động cho vay, nội dung QCN lần lượt được hình thành dựa trên sự thống nhất của hai bên và quy định pháp luật. Nhưng vì rất nhiều lý do mà QCN gặp khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế, chỉ khi các BPBĐ thực thi QCN được áp dụng thì quyền mới thực sự phát huy được hiệu quả, cơng dụng của mình.

Hai là, BPBĐ thực thi QCN góp phần bảo vệ QCN của NHTM. Khi các

BPBĐ được thực hiện, QCN được triển khai, áp dụng trên thực tế, được bảo vệ và tránh bị xâm hại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w