“Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ khách hàng, yêu cầu khách hàng vay và báo cáo việc sử dụng vốn vay, chứng minh vốn vay sử dụng đúng mục dích"\\6\. Dựa vào đó, Thơng tư số 39/2016/TT-
NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng đã cụ thể hoá cách thức thực hiện quyền trên tại điểm c, d khoản 2 Điều 22 như sau: “Ngân hàng thương mại sẽ ban hành các quy định nội bộ về quy
trình kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, phân cấp, uỷ quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng"[12]. Bên cạnh đó, Điều 24 Thơng tư
cũng quy định “Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội
dung thỏa thuận; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng; Tổ chức tín dụng có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng theo quy trình nội bộ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư này"[12]. Như vậy, pháp luật nước ta
khơng quy định cụ thể trình tự, thủ tục biện pháp kiểm tra, giám sát mà chỉ dừng lại ở việc ban hành quy định chung về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng đối với biện pháp này. Việc pháp luật quy định như vậy đã tạo ra sự thuận lợi, linh hoạt, giúp cho mỗi ngân hàng có thể tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhân lực, tài chính chính của mình và tính chất, đặc điểm của từng khách hàng mà đưa ra biện pháp kiểm tra, giám sát hợp lí, hiệu quả nhất.
Thơng thường, biện pháp này sẽ được tiến hành từ khi ngân hàng phát tiền vay cho đến khi thu hồi hết nợ. Nội dung kiểm tra chủ yếu sẽ là :
- Sau khi cho vay, trong một thời gian nhất định (5-10 ngày) cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra q trình sử dụng vốn trực tiếp bằng cách xuống tận nơi trụ sở kinh
doanh của khách hàng theo nội dung các bên đã thỏa thuận trong HĐTD, xem xét
khách hàng có đang sử dụng vốn vay theo đúng phương án vay vốn và trả nợ của
ngân hàng không. Đồng thời theo dõi, và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và hoặc lãi vay. Neu NHTM đánh giá được
khách hàng đó có năng lực trả nợ khi kỳ hạn trả nợ đó được thay đổi thì NHTM sẽ
tiến hành kéo dài hoặc rút ngắn các kỳ hạn cho vay phù hợp để khách hàng trả nợ. trạng tài sản, các thông tin về tài sản, chủ tài sản... để có phương án xử lý kịp thời.
Nhìn một cách tổng quan, biện pháp kiểm tra, giám sát sau khi cho vay vốn giúp cho ngân hàng có thể theo sát các bước đi của khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và quá trình trả nợ. Khi khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích hoặc q trình trả nợ gặp vấn đề, ngân hàng có thể nhanh chóng, kịp thời đánh giá mức độ vi phạm để từ đó đưa ra phương án xử lý để đảm bảo hiệu quả của khoản nợ đã cho khách hàng vay.
2.1.2.2. Nhóm biện pháp bảo đảm thực thi quyền chủ nợ nhằm mục đích tạo
điều
kiện cho khách hàng.