Biện pháp chuyển nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 55 - 56)

Chuyển nợ quá hạn được định nghĩa tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 21/2012/TT- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có k ỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là “việc bên cho vay chuyển toàn bộ hoặc một phần số dư nợ gốc của

khoản vay thành nợ quá hạn do bên vay không trả nợ đầy đủ hoặc một phần nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn và không được bên cho vay chấp thuận gia hạn khoản vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ”[10]. Hơn nữa, Điều 20 Thông tư số

39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng nêu rõ “ Ngân hàng thương mại

chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và khơng được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ ”[12]. Như vậy, biện pháp chuyển nợ quá hạn thông thường sẽ là biện

pháp được áp dụng sau khi ngân hàng xem xét áp d ụng biện pháp cơ cấu lại thời hạn trở nợ, hay nghĩa là sau khi khách hàng không trả nợ theo thỏa thuận của hai

bên, ngân hàng xem xét và nhận thấy khách hàng khơng muốn hoặc khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp chuyển nợ quá hạn. Khi NHTM bắt đầu áp dụng biện pháp này thì lãi suất trả chậm và lãi phạt trả chậm sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày liền sau ngày đến hạn thanh toán tiền gốc mà hai bên đã thoả thuận, mức lãi suất trả chậm sẽ là bằng 150% lãi suất trong hạn và được áp dụng với dư nợ gốc quá hạn; và hoặc 10%/năm áp dụng với dư nợ lãi trả chậm. Vậy nên biện pháp này sẽ là biện pháp thực thi QCN bước đầu trực tiếp đề cao lợi ích của NHTM, theo đó, nếu như khách hàng khơng thanh tốn tiền nợ đúng hàng hạn, thì mỗi kỳ hạn khoản lãi sẽ được đội lên rất cao. Đây được coi là biện pháp thúc đẩy tâm lý-kinh tế khách hàng để khách hàng nhanh chóng thanh tốn khoản nợ, tránh trường hợp lãi sinh lãi rất thiệt cho mình.

Chính vì biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền của khách hàng nên pháp luật nước ta đã quy định nghĩa vụ thông báo của NHTM những nội dung tối thiểu khi khoản nợ của khách hàng bị chuyển qua khoản nợ quá hạn bao gồm “số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn”[12]. Việc pháp luật quy định như vậy đã đảm bảo được quyền lợi của

khách hàng, theo đó khách hàng có thể nắm bắt được tình hình khoản vay và có xu hướng xử lý kịp thời. Tuy nhiên, các nhà làm luật khơng quy định cụ thể thời gian chính xác gửi thơng báo là khi nào nên đã gây khơng ít khó khăn, khúc mắc cho hoạt động này trên thực tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w