Biện pháp bán nợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 61 - 62)

Quyền đòi nợ là quyền tài sản, đồng thời cũng là tài sản nên ngân hàng hồn tồn có thể thực hiện hoạt động bán nợ và đây là một biện pháp giúp ngân hàng tiến hành thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Theo quy định của pháp luật, ngân hàng có thể bán nợ cho các tổ chức như DATC, VAMC và các tổ chức, cá nhân khác được quyền mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi tiến hành xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ, NHTM và tổ chức mua, bán nợ xấu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản “công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ”[19]. Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã quy định iiMua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ”[11]. Từ định nghĩa, biện pháp bán nợ là biện pháp được ngân

hàng thực hiện nhằm thu hồi khoản nợ về một cách nhanh chóng, ngắn gọn với sự tham gia của 2 bên trong quá trình mua bán là NHTM và các tổ chức, cá nhân mua nợ nhưng lại hoạt động này liên quan tới quyền lợi của ba bên, thêm vào đó là bên nợ tiền. Và trong hoạt động mua, bán nợ này, đã có sự chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ từ phía NHTM sang cá nhân, tổ chức mua bán nợ, còn bên nợ không thay đổi. Việc mua, bán nợ bắt buộc phải được lập thành văn bản.

Do tính chất đặc trưng của hoạt động mua bán nợ chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế nên không phải bất cứ khoản nợ nào NHTM cũng được bán mà chỉ có các khoản nợ đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT- NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi mới có thể tiến hành bán, bao gồm:

“ (1) Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua,

bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật.

(2) Khơng có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ. (3) Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại

thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nơ”[11].

Đồng thời, khi các khoản nợ đủ điều kiện để tiến hành bán thì NHTM cũng khơng được tự ý quyết định bán ln mà bắt buộc phải tiến hành làm hồ sơ chấp thuận mua, bán khoản nợ gửi tới Ngân hàng Nhà nước và chỉ khi có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước thì mới được tiến hành bán nợ thông qua một trong hai phương thức sau: “(i) Thỏa thuận: thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán

nợ và bên mua nợ hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới; (ii) Đấu giá: bên bán nợ thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ”[11].

Biện pháp bán nợ có thể coi là một trong những biện pháp đảm bảo thực thi QCN được pháp luật, Ngân hàng Nhà nước quan tâm, quản lý chặt chẽ nhất. Nếu như đối với các biện pháp pháp luật để quy định mở cho NHTM quyết định, thì đối với biện pháp này Ngân hàng Nhà nước đã quản lý siết chặt thông qua việc đưa ra điều kiện bắt buộc phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước mới có thể tiến hành. Vậy nên, biện pháp bán nợ là biện pháp quan trọng để NHTM đảm bảo thực thi QCN của mình, góp phần giúp ngân hàng đạt được mục tiêu thu hồi khoản nợ, giảm tỉ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w