Khó khăn khi ngân hàng thương mại khởi kiện tại Toà án

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 71 - 73)

Mặc dù hệ thống pháp luật tố tụng của Việt Nam được cập nhật, sửa đổi, bổ sung liên tục nhưng vẫn còn rất nhiều vướng mắc, bất cập, đặc biệt là trong q trình bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các NHTM trong q trình khởi kiện tại Tồ án. Với lý do hệ thống Tịa án hoạt động khơng hữu hiệu, trốn tránh, ỷ lại, đùn đẩy, hệ thống các quy phạm cưỡng chế các bên đảm bảo thực thi các điều khoản trong hợp đồng khơng cao, từ đó làm lịng tin của các bên đối với biện pháp này không q lớn, nên đây ln là con đường địi nợ cuối cùng mà các ngân hàng lựa chọn khi không thể áp dụng các biện pháp thực thi QCN khác. “Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, thời gian bình quân để giải quyết tranh chấp tại Việt Nam theo con đường Tịa án là 400 ngày, với chi phí 29% giá trị khoản nợ và Chỉ số Chất lượng tố tụng tư pháp của Việt Nam chỉ đạt 6,5/18. Đồng thời, số lượng vụ việc thi hành án dân sự liên quan tín dụng ngân hàng cịn tồn đọng chưa được thi hành 2016 là 15.949 việc với giá tiền tồn đọng, chưa được thi hành là 58.997 tỷ đồng”[31]. Nhìn nhận từ các con số, có thể thấy thực tiễn hoạt động khởi kiện địi nợ tại Tồ án

là một con đường rất gian truân, vất vả nên các ngân hàng rất e ngại khởi kiện tại Tồ, có thể kể đến những khó khăn vướng mắc điển hình:

- Tồ án vi phạm quy định về thủ tục tố tụng làm thời gian tố tụng quá dài, chi

phí tố tụng lớn: Do bị đơn cố tình trốn tránh, khơng hợp tác, cố tình ghi sai địa chỉ,

bỏ trốn khỏi nơ cư trú.......nên toà án e ngại giải quyết nên nhanh chóng ra quyết định trả lại đơn khởi kiện với lý do chưa đủ điều kiện để khởi hiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, trong khi đó, mọi quyền lợi, nghĩa vụ của NHTM với khách hàng đã được hai bên ký kết rất rõ ràng và đầy đủ trong HĐTD, hợp đồng bảo đảm, TSBĐ vẫn còn tồn tại trên thực tế. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động giải quyết tại tồ trở khơng hiệu quả. Cùng với đó, theo quy định tại Điều 203 của BLTTDS năm 2015 thì “đối với các vụ án kinh doanh, thương mại liên quan

đến tranh chấp hợp đồng tín dụng thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ kéo dài 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, còn đối với các vị vụ án có tính chất phức tạp thì Chánh án có quyền gia hạn thêm thời gian chuyển bị xét xử nhưng không được quá 2 tháng” [17],

tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều Tồ khơng tn thủ quy định này mà thường thực hiện thời gian chuẩn bị kéo dài tù 6 tháng tới 1 năm. Hơn nữa, dù cho vụ án đã được đưa ra xét xử tại cấp sơ thẩm nhưng vì bị đơn vắng mặt khơng lý do, Thẩm phán lại ra quyết định hoãn phiên tồn, cứ như thế phiên tồn bị trì hỗn nhiều lần, khiến cho thời gian tố tụng kéo dài. Đồng thời, thời gian trì hõa phiên tịa cũng khơng được Tịa án tuân thủ theo quy định pháp luật khiến cho thời gian để giải quyết một vụ án rất dài, chi phí thì vơ cùng tốn kém, khoản nợ ngày cành ứ đọng một nhiều, gây ra tác động khơng nhỏ tới tồn bộ hoạt động của TCTD. Đồng thời, Tịa án khơng thực hiện nghĩa vụ của mình như tống đạt, thông báo cho khách hàng, bị đơn và người liên quan đến vụ việc mà thường yêu cầu TCTD thực hiện thay. Và hàng năm ngành Toà án đề dừng hoạt động thụ lý đơn từ tháng 8,9 đến hết năm để thực hiện tổng kết, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ, quy trình xử lý nợ của CTCTD.

- Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp vô cùng hạn chế: Kể từ ngày Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực tới nay, thủ tục rút gọn tại Tồ vẫn ln trong tình trạng hạn chế áp dụng nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, sau khi Nghị quyết 42/2017 có hiệu lực, gần một năm sau đó, Tịa án nhân dân tối cao đã nhanh chóng soạn thảo và ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 hướng dẫn quy định tại Nghi quyết này. Tuy nhiên, sau khi có văn bản hướng dẫn thì lại trở lên khó khăn hơn đối với NHTM trong việc phải hồn thành các u cầu của Tịa như việc phải thực hiện xác nhận công nợ, xác minh tài liệu về nơi cư trú của khách hàng bị kiện do nợ xấu. Mà đa phần khách hàng đều khơng có sự hợp tác, khơng thiện chí, thậm chí là tránh né, làm các chiêu trị gây khó dễ cho NHTM khiến cho việc xác nhận rất khó có thể thực hiện được.

Thứ hai, do trước đây chưa từng có tiền lệ các Tồ áp dụng trước đó, nên các Tồ đều đang có tâm lý e ngại, sợ khó, sợ sai mà khơng dám áp dụng. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều tới tới việc bảo vệ QCN của NHTM.

Bên cạnh đó, các quy định về thủ tục rút gọn vẫn còn những bất cập cần khắc phục. Cụ thể, theo Điều 8 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định thủ tục rút gọn sẽ được áp dụng với điều kiện khơng có được sự ở nước ngồi, nếu đương sự ở nước ngồi thì hai bên phải có thỏa thuận mới được áp dụng thủ tục này, cịn khơng sẽ thực hiện thủ tục khởi kiện thơng thường. Từ quy định này, đã gây ra một tình trạng đương sự cố tình trốn tránh ra nước ngồi để gây khó khăn cho NHTM khơng thể thực hiện thủ tục rút gọn khi có tranh chấp về bàn giao và xử lý TSBĐ, kéo dài thời gian xử lý nợ của nợ xấu. Hay theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì khi xuất hiện những tình tiết mới trong vụ án thì sẽ chuyển vị án sang thủ tục giải quyết thơng thường, sẽ xảy ra trường hợp bị đơn cố tình tạo ra tình tiết để kéo dài, làm khó ngân hàng. Những vấn đề này đang gây ra nhiều bất cập cho hoạt động xử lý nợ, làm mất đi tinh thần ban đầu mà nghị quyết 42/2017/QH14 kỳ vọng đặt ra nên rất cần những hướng dẫn để giải quyết vấn đề này, bảo vệ lợi ích của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 71 - 73)