HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 76 - 91)

e. Bất cập trong hoạt động thi hành án

HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Quan hệ cho vay giữa khách hàng và NHTM là một trong những hình thức quan hệ có tính truyền thống trong lịch sử của các nền kinh tế. Mối quan hệ này luôn tiềm ẩn những rủi ro từ nguyên nhân khách quan cho tới nguyên nhân chủ quan. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm và xây dựng một hệ thống pháp luật vững chắc về QCN và các BPBĐ thực thi QCN nhằm thúc đẩy, nâng cao vai trò của QCN, ổn định nền kinh tế và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NHTM. Một khung hành lang pháp lý vững chắc sẽ giúp các NHTM bảo đảm thực thi QCN của mình hiệu quả và QCN được bảo vệ trên thực tế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu bảo đảm thực thi QCN của ngân hàng trong hoạt động cho vay trên thực tế, pháp luật cần được hoàn thiện theo những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, để có một cơ sở pháp lý hữu hiệu trong việc bảo vệ QCN của

NHTM ta cần phải hoàn thiện, xây dựng một hệ thống pháp luật về QCN và các BPBĐ thực thi QCN theo hướng minh bạch, thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn, ổn định, đảm bảo sự bình đẳng, cơng bằng, an tồn cho các chủ thể tham gia cho vay để hoạt động này được thực hiện hiệu quả. Để làm được điều đó, cần phải sửa đổi kịp thời các quy định pháp luật gây vướng mắc, bất cập hiện hành, không ngừng xây dựng, bổ sung những văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong hoạt động cho vay, các dịch vụ mới của các TCTD. Các quy định của pháp luật phải luôn đi trước hoặc theo sát với sự phát triển của các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng, từ đó dự liệu, lường trước, ngăn chặn các rủi ro có thể xâm hại và bảo vệ tối đa QCN của ngân hàng.

NHTM, của bên vay và của các cơ chức năng cùng các chủ thể có liên quan khác. Vậy nên cần xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài khi vi phạm nghĩa vụ, cùng với hệ thống BPBĐ thực thi QCN đối với mỗi chủ thể tương ứng. Đối với NHTM cần quy định các biện pháp mang tính chủ động, linh hoạt giúp ngân hàng có thể áp dụng linh hoạt phù hợp với tình hình nhất định, đồng thời cũng phải có các biện pháp mang tính bắt buộc để tránh trường hợp ngân hàng lạm quyền, chèn ép, lừa đảo khách hàng. Hơn nữa, cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa đối với các quy định nội bộ thuộc phạm vi ngân hàng, đặc biệt là các quy định về chế tài, để tránh trường hợp, ngân hàng làm sai ảnh hưởng tới nền kinh tế nhưng nhà nước không thể phát giác, ngân hàng giấu giếm để bảo vệ uy tín. Trong quan hệ cho vay khi phát sinh nợ xấu, khách hàng có lợi ích đối lập với NHTM nên cần xây dựng các quy định về việc thực hiện các biện pháp tự nguyện, đặc biệt là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế phịng trường hợp khách hàng không tự giác thực hiện nghĩa vụ. Đối với các cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống pháp luật về chức năng, nhiệm vụ đầy đủ, rõ ràng trong việc bảo vệ QCN của ngân hàng, tránh tình trạng chồng chéo thẩm quyền, né tránh, làm ngơ của các cơ quan chức năng. Khi xây dựng được hệ thống pháp luật đồng nhất được quyền, nghĩa vụ của cả ba chủ thể này thì QCN của ngân hàng sẽ có các cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo thực thi trên thực tế.

Thứ ba, QCN và các biện pháp đảm bảo thực thi QCN của NHTM trong hoạt

động cho vay được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, và đây là

một vấn đề chuyên ngành sâu rộng, để thực thi trên thực tế cần phải phối hợp giữa nhiều

cơ quan nhà nước, áp dụng nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy giữa các cơ quan

nhà nước như Tồ án, cơ quan THA, Bộ Cơng an. cần có sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng, đồng nhất. Các Bộ, ngành liên quan cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi

tiết và đồng bộ việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, đặc biệt là Nghị

quyết số

thẩm quyền cùng phối hợp, làm việc giải quyết thì QCN mới được thực thi một cách hiệu quả trên thực tế và được bảo vệ một cách triệt để.

Thứ tư, hệ thống pháp luật cần có các quy định nhằm nâng cao năng lực tài

chính và năng lực quản trị của các NHTM hơn nữa. Khi NHTM nâng cao về năng lực quản trị, quản lý tốt hoạt động của NHTM từ chính sách cho vay, chính sách thu hồi nợ, chính sách quản lý nợ xấu ...có thể hạn chế các rủi ro có thể phát sinh tác động tới QCN. Đồng thời khi NHTM có năng lực tài chính tốt sẽ có khả năng thực hiện nhiều, thực hiện đa dạng các chính sách, các biện pháp để bảo đảm QCN của mình, từ đó có thể chống đỡ, bảo vệ và mở rộng các hoạt động cho vay và các hoạt động khác của mình. Như vậy có thể thấy, năng lực quản trị và năng lực tài chính có vai

trị quyết định với việc bảo đảm thực thi QCN và các BPBĐ trên thực tế. Do đó, trong

thời gian tới, pháp luật cần có thêm các quy định ban hành rõ về lộ trình nhằm nâng cao

năng lực tài chính và năng lực quản trị của NHTM hơn nữa. Việc nâng cao năng lực của

NHTM được thực hiện từ tăng vốn điều lệ, nâng cao cơ sở vật chất cho đến nâng cao nhân lực, đặc biệt là các quy định về nâng cao cơng nghệ. Bên cạnh đó, có thể xem xét

xây dựng các quy định nhằm giảm thiểu các chi phí cho ngân hàng, tạo điều kiện

cho các

ngân hàng có thể mở rộng việc áp dụng các biện pháp miễn, giảm lãi suất, chi phí cho

khách hàng, từ đó thúc đẩy tinh thần trả nợ cho ngân hàng.

Thứ năm, trong hệ thống pháp luật QCN và các BPBĐ thực thi QCN, cần

chú trọng xây dựng, hoàn hiện hệ thống các quy phạm pháp luật về xử lý nợ xấu. Nợ xấu là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như của nền kinh tế nước ta. Hệ thống quy phạm liên quan tới xử lý nợ xấu cần đáp ứng được các yêu cầu nhất định, đó là: Cần khẳng định được các biện pháp xử lý nợ xấu hợp pháp của NHTM; đưa ra các cơ chế, phương thức thực hiện các biện pháp hiệu quả, thiết thực hơn nữa; đưa các biện pháp xử lý nợ xấu

Trên thực tế, các quy định pháp luật về QCN và các BPBĐ thực thi QCN chưa mang lại nhiều hiệu quả cho NHTM. Do đến hiện nay, các ngân hàng thường có tâm lý e ngại sử dụng các biện pháp công khai, minh bạch do pháp luật quy định, mà họ thường sử dụng các biện pháp khơn khéo, thu xếp trong phịng kín với nhau, nhất là đối với các khoản nợ xấu khó địi. Việc này gây ra khó khăn trong việc quản lý của các cơ quan chức năng, tiềm tàng những tranh chấp nghiêm trọng và nảy sinh những mầm mống rủi ro lớn có thể bất ổn cho hoạt động cho tồn bộ hệ thống ngân hàng, hệ thống tiền tệ quốc gia. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung các quy định để tạo lên một thiết chế, cơ chế đảm bảo thực thi QCN là việc cần thiết. Dựa trên vai trị quan trọng đó cùng với những khó khăn, vướng mắc trong quy định, trong đảm bảo thực thi QCN của NHTM phân tích phía trên, thì việc hồn thiện pháp luật có thể áp dụng cái giải pháp như sau:

3.2.1. Giải pháp về thu giữ TSBĐ

Thu giữ TSBĐ là không phải là quyền mới của NHTM, các bên trong quan hệ cho vay đã nhận thức được quyền năng này từ rất lâu trước đó, nhưng chỉ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời thì quyền năng này mới được thật sự khẳng định trên pháp luật, trở thành một biện pháp quan trọng trong quá trình thực hiện QCN của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà biện pháp này đã tạo ra thì cịn rất nhiều khó khăn, vướng mắc gây cản trở để thực hiện trên thực tế, do đó, cần phải có giải pháp để gia tăng hơn nữa tính thực thi, tính hiệu quả của biện pháp thu giữ TSBĐ.

Đầu tiên, điều kiện áp dụng quyền thu giữ TSBĐ đang không hề sát với thực tế, điều kiện yêu cầu chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng là đồng ý cho phía NHTM tiến hành thu giữ TSBĐ. Điều này đã làm cho NHTM không thể tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo một số lượng lớn các khoản nợ xấu mà HĐTD khơng có thỏa thuận này, hay khi ngân hàng yêu cầu khách hàng sửa đổi hợp đồng lại không nhận được sự hợp tác của khách hàng. Vì vậy, pháp luật cần bổ sung thêm các quy định nhằm bảo đảm quyền thu giữ của NHTM trong các trường hợp như trên. Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các TCTD cần quy định như sau “Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa

ngồi có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, trừ các hợp đồng tín dụng đã có khoản nợ xấu phát sinh được ký kết trước ngày 21 tháng 6 năm 2017 thì khơng áp dụng quy định này”. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 7 cần phải bổ sung thêm nội dung “Đối với những hợp đồng ký kết trước ngày 26 tháng 6 năm 2017 mà chưa phát sinh nợ xấu thì khách hàng có nghĩa vụ hợp tác với các ngân hàng thương mại để tiến hành sửa đổi hợp đồng, thêm điều khoản thỏa thuận tại điểm b khoản này. Trường hợp khách hàng khơng tiến hành, ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng”. Sở dĩ, các quy định này cần được sửa đổi bổ sung vì lý do sau:

- Pháp luật yêu cầu thêm quy định này nhằm bảo đảm lợi ích của bên bảo đảm, tránh trường hợp NHTM tùy tiện sử dụng quyền thu giữ, gây bất lợi,

xâm hại

tới quyền lợi của khách hàng. Nhưng trên thực tế có thể thấy khi khoản nợ

xấu đã

phát sinh thì đồng nghĩa quyền lợi của NHTM đang trực tiếp bị ảnh hưởng.

Chủ thể

đang trong thế yếu, có nguy cơ bị mất quyền lợi là ngân hàng, vậy nên pháp

luật cần

khẳng định, bảo vệ quyền thu giữ tài sản của ngân hàng, bảo vệ QCN của ngân

hàng, cố gắng tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ.

- Khi bổ sung thêm quy định về điền kiện áp dụng giúp cho phạm vi điều chỉnh điểm b khoản 2 Điều 7 trở nên chặt chẽ và đầy đủ hơn, khi đó sẽ bao quát

được tất cả các HĐTD đã ký kết trước đó mà khơng đủ điều kiện, giải quyết được

tình trạng trước đó hai bên khơng chưa có nhận thức rõ ràng về quyền thu giữ tài

sản. Nếu trong hợp đồng khơng có thỏa thuận này thì ngân hàng cũng khơng gặp

khó khăn khi thu giữ TSBĐ nhằm thực hiện hoạt động xử lý nợ của mình. - Khi bổ sung thêm một khoản về sửa đổi hợp đồng của Điều 7, khách hàng

cùng NHTM không hề gây ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng, mà cịn góp phần đảm bảo khả năng xử lý nợ xấu của ngân hàng. Hơn thế, khi khách hàng nhận thấy pháp luật đã khẳng định quyền thu giữ TSBĐ của NHTM và nhận thức được bản thân chắc chắn bị NHTM thu giữ tài sản nếu không thực hiện nghĩa vụ trả nợ là nợ xấu phát sinh, khách hàng sẽ có tâm lý tích cực cố gắng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn hơn.

- Hơn nữa, khi pháp luật cho phép việc ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ gắn chặt nghĩa vụ thực hiện sửa đổi hợp đồng của khách hàng hơn, vì tại thời điểm nợ xấu chưa phát sinh thì khách hàng vẫn là chủ thể cần ngân hàng hơn, nên khách hàng sẽ có sự tự nguyện hợp tác hơn, còn nếu khoản nợ đã phát sinh nợ xấu thì khi này lại ngược lại. Đồng thời, khi cho phép ngân hàng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ tạo được sự chủ động của ngân hàng trong việc cân nhắc, lựa chọn khách hàng nào cần phải tiến hành thêm điều khoản thỏa thuận này, khách hàng nào khơng cần thêm để từ đó đưa ra các phương án xử lý phù hợp.

Thứ hai, khó khăn tiếp theo mà NHTM phải đối mặt trong việc thu giữ

TSBĐ là việc phối hợp với các cơ quan chức năng, ngân hàng sẽ không thực hiện QCN thật sự khi khơng có sự hợp tác giữa bên bảo đảm và người liên quan. Khi tiến hành thu giữ TSBĐ dù ngân hàng có đủ điều kiện để được khẳng định quyền thu giữ, nhưng trên thực tế ngân hàng khơng thể tự mình thực hiện hoạt động này mà cần phải sự hỗ trợ, phối hợp và chứng kiến từ phía cơ quan nhà nước, nhất là từ phía cơ quan cơng an các cấp. Hiện nay, đã 4 năm kể từ ngày Nghị quyết 42/2017/QH14 có hiệu lực đến nay, nhưng Bộ Cơng an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc giữ gìn an ninh trật tự khi thu giữa TSBĐ dù tại Khoản 7 Điều 8 Nghị quyết này đã quy định “Bộ Cơng an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Cơng an các cấp thực hiện

nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này”[19]. Do vậy, trước mắt để tạo

được sự phối hợp nhịp nhàng, tăng tính hiệu quả của hoạt động thu giữ TSBĐ, Bộ Cơng an cần nhanh chóng đưa ra thơng tư hướng dẫn Khoản 7 Điều 8 của Nghị quyết 42/2017/QH14 gồm các nội dung sau:

- Trong văn bản cần xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của cơ quan Công an từng cấp đối với từng đối tượng tài sản

đảm bảo

khác nhau để đảm bảo rằng có sự phân cấp, phân cơng, tách bạch, khơng chồng

chéo quyền hạn với nhau giữa các cấp, không xảy ra tình trạng mâu thuẫn hay đùn

đẩy giữa các cơ quan với nhau, đồng thời tạo điều kiện cho các TCTD có thể biết

được mình cần tìm đến cơ quan nào để được hỗ trợ thu giữ TSBĐ, tránh việc TCTD

phải lúng túng, không thực hiện được BPBĐ.

- Cần quy định rõ thời gian tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo, phạm vi hỗ trợ cụ thể của công an đối với TCTD đến đâu, và phạm vi quyền hạn TCTD được chủ

động thực hiện tới đâu. Việc quy định như vậy sẽ giúp các TCTD xác định được

phạm vi cơng việc mình có thể tự mình thực hiện, từ đó chủ động thực hiện, hồn

thành và tìm ra các phương án hồn thành tốt, hơn nữa cũng tránh được tình trạng

cơ quan cơng an vượt q phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mình được giao. - Quy định được trình tự, thủ tục cụ thể phải tiến hành khi cơ quan Công an

hỗ trợ thu giữ TSBĐ như quy trình NHTM cần phải thực hiện để được cơ quan

Cơng an hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ như thế nào, tiến hành hỗ trợ ra sao... để đảm bảo

lợi ích của NHTM, bên bảo đảm và môi trường cộng đồng nơi tiến hành thu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền chủ nợ và các biện pháp bảo đảm thực thi quyền cho vay trong hoạt động cho vay của NHTM ở việt nam trong giai đoạn hiện nay 480 (Trang 76 - 91)