Sự cần thiết điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 30 - 32)

1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

1.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017, các nghị định, thông tư liên quan. NHTM là một trong những TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Phạm vi hoạt động của NHTM rộng hơn hẳn so với các loại hình TCTD khác. Pháp luật đã dành hẳn một văn bản pháp luật riêng là văn bản hợp nhất số 48/VBHN-NHNN năm 2019 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động của tổ chức này.

Nguyên nhân của việc pháp luật lại kiểm soát chặt chẽ loại hình TCTD này là vì xuất phát từ những lý do như sau:

Thứ nhất, là ngành nghề kinh doanh mang tính rủi ro cao. Bất kỳ trong một hoạt động kinh doanh nào ln tiềm ẩn trong đó những rủi ro khơng thể lường trước được. Đối với rủi ro trong hoạt động của NHTM, thì nó hơn hẳn so với hoạt động kinh doanh khác. Bởi hoạt động của ngân hàng có đối tượng kinh doanh là chủ yếu tiền tệ nên có tính rủi ro cao, đặc biệt tiền tệ lại rất khó kiểm sốt. Ngồi ra rủi ro của ngân hàng cịn đến từ chính khâu quản lý, điều hành của chính ngân hàng và thiện trí trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các NHTM luôn đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Ngân hàng càng phát triển đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối diện với những rủi ro cao. Tóm lại, những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu được tính bằng phép cộng các rủi ro. Như vậy, quả thực đó là một con số không hề nhỏ.

Thứ hai, rủi ro trong hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống. Các ngân hàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dùng những nguồn vốn đó để cho vay hay đi đầu tư. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động nhờ nguồn vốn vay từ các NHTM và các TCTD khác. Từ đó có thể thấy nguồn vốn vay của ngân hàng đối với

doanh nghiệp là rất quan trọng. Và thử nghĩ nếu một ngày ngân hàng mất đi khả năng thanh tốn khơng chỉ khách hàng gửi bị thiệt hại nó cịn gây tâm lý cho người gửi tiền, làm cho họ kéo nhau ồ ạt đến ngân hàng để rút tiền khiến ngân hàng không thể trở tay không kịp mà sụp đổ theo. Một ngân hàng phá sản có thể kéo theo sự sụp đổ của một hệ thống ngân hàng. Đây có thể gọi là sự sụp đổ có tính dây chuyền. Để tránh tình trạng này, cần phải có những quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Chỉ có một số tổ chức nhất định mới được thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi. Đối với NHTM, hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động thường xuyên và chủ yếu. Vốn huy động là nguồn vốn lớn hơn rất nhiều so với vốn tự có của NHTM. Thực tế các khoản tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế cho ngân hàng vay phụ thuộc vào sự uy tín cũng như lãi suất hấp dẫn mà ngân hàng đưa ra cùng những ưu đãi. Để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, khuyến khích nguồn vốn nhàn rỗi được lưu thơng, pháp luật cần có quy định chặt chẽ về tỷ lệ vốn huy động và vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi đồng thời tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM.

Thứ tư, NHTM đóng vai trị hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Thể hiện ở chỗ là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Thứ năm, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhất là trong giai đoạn thúc đẩy mở cửa, giao lưu hàng hóa với các quốc gia trên thế giới. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo an toàn khi tham gia quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia khác cần phải đảm bảo có khung hàng lang pháp lý an tồn. Để đạt được điều này, quy định của pháp luật phải quy định chặt chẽ và có những chính sách phù hợp để vừa đạt được hiệu quả trong giao thương lẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng

Kết luận lại, hoạt động cho vay của NHTM ngày càng quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung.

Nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là hết sức cần thiết đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Từ những lý do trên cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w