Hợp đồng tín dụng và hình thức của hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 47 - 48)

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.4.1. Hợp đồng tín dụng và hình thức của hợp đồng tín dụng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ cho vay giữa NHTM với khách hàng được xác lập và thực hiện thông qua công cụ pháp lý là HĐTD.

Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD (gọi là bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (gọi là bên vay), theo đó TCTD thỏa thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hồn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

Bản chất pháp lý của HĐTD là hợp đồng cho vay tài sản theo BLDS 2015, cụ thể tại điều 463: “hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Với định nghĩa này, HĐTD gồm hai yếu tố:

- Về phương diện hình thức, sự thoả thuận giữa TCTD (bên cho vay) với khách hàng (bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản.

- Về phương diện nội dung, bên cho vay thỏa thuận để bên vay được sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hồn trả, dựa trên sự tín nhiệm.

Về hình thức của HĐTD, mặc dù, luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 khơng có điều khoản nào trực tiếp quy định rằng HĐTD phải được ký kết bằng văn bản, nhưng thực tế cho thấy các TCTD luôn ký kết HĐTD với khách hàng bằng hình thức văn bản. Bởi vì, khi HĐTD được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và nó cũng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD. Ngồi ra, việc ký kết HĐTD bằng văn bản cịn là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người ký kết để cho người thứ ba biết rõ về việc ký kết đó để có những cách xử sự hợp lý, an tồn. Việc ký kết

HĐTD bằng văn bản cũng khiến cho các cơ quan có thẩm quyền thi hành cơng vụ được tốt hơn.

Đối với ngân hàng, thì HĐTD ln ln được lập thành văn bản. HĐTD của ngân hàng đa phần là hợp đồng theo mẫu. Tên gọi có thể là: HĐTD, hợp đồng vay vốn, khế ước vay vốn; hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đích vay, hợp đồng có thể có thêm các cụm từ: “ngắn hạn”; “trung hạn”; “dài hạn”; “đồng Việt Nam”; “ngoại tệ”; “tiêu dùng”; “đầu tư”... HĐTD có thể được cơng chứng, chứng thực phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Theo quy định pháp luật hiện hành, văn bản HĐTD được hiểu bao gồm: văn bản viết và văn bản điện tử. HĐTD được xác lập thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản (quy định tại khoản 1 điều 119 BLDS năm 2015 “ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”). Các văn bản hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng viết và có giá trị chứng cứ trong quá trình giao dịch (quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 Luật Giao dịch điện tử 2005).

Như vậy, pháp luật quy định HĐTD phải kí kết bằng hình thức là văn bản cùng với sự chấp nhận của hai hình thái trên của văn bản HĐTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w