Thực hiện hợp đồng tín dụng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTD

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 55 - 58)

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.4.4. Thực hiện hợp đồng tín dụng và trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTD

Thực hiện HĐTD là việc các bên chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã phát sinh từ HĐTD.

Thực tế, về thực hiện HĐTD có thể xảy ra một trong hai tình trạng sau đây:

- Nếu các bên thực hiện đúng cam kết trong HĐTD thì hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực

khi tất cả các quyền, nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện xong và các bên có trách nhiệm thực hiện việc thanh lý hợp đồng.

- Nếu một bên hoặc cả hai bên vi phạm các cam kết trong HĐTD thì về nguyên tắc

bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình. Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Đối với trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTD

Để truy cứu trách lý đối với một chủ thể tham gia hợp đồng, nhất thiết phải căn cứ vào hành vi vi phạm của chủ thể đó.

Về phương diện lý thuyết, hành vi được coi là vi phạm HĐTD khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Người thực hiện hành vi phải là một trong các bên tham gia HĐTD - Làm trái với các cam kết trong HĐTD

- Bên thực hiện hành vi có lỗi xác định là cố ý hoặc vơ ý.

- Hành vi đó nhằm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia hoặc xâm hại

tới các lợi ích khác như lợi ích chung của tồn xã hội, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.

Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm HĐTD đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, tùy vào mức độ, tính chất và loại trách nhiệm pháp lý có thể là khác nhau. Có hai loại trách nhiệm pháp lý phát sinh do vi phạm HĐTD, tùy vào mức độ hậu quả thực tế xảy ra:

- Trách nhiệm nộp phạt vi phạm HĐTD: Loại trách nhiệm này được áp dụng theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc nếu khơng có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐTD: Loại trách nhiệm này áp dụng đối với bên vi phạm khi bên bị vi phạm chứng minh được rằng bên vi phạm gây ra thiệt hại về vật chất trên thực tế cho mình, do hành vi có lỗi của họ trong khi thực hiện HĐTD. Số tiền bồi thường thiệt hại có thể xác định bởi ý chí của các bên tham gia hợp đồng hoặc bởi một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tài phán có thẩm quyền.

2.1.4.5. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng và các phương thức giải quyết tranh chấp

Tranh chấp phát sinh từ HĐTD được hiểu là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD, trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ HĐTD. Một HĐTD chỉ được coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về phương diện quyền lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngồi thơng qua những bằng chứng cụ thể và xác định được. Khơng phải cứ khi nào có vi phạm hợp đồng thì phải có tranh chấp đi kèm mà đơi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh chấp hợp đồng là sự kiện diễn ra sau. Thậm chí có cả sự vi phạm trong HĐTD nhưng khơng hề có tranh chấp bởi các bên khơng bày tỏ ra bên ngồi về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ. Thực tế, việc xác định chính xác thời điểm phát sinh tranh chấp sẽ giúp việc xác định thời hiệu khởi kiện cũng như lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp thật sự đúng đắn và phù hợp với pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tranh chấp phát sinh từ HĐTD sẽ được giải quyết bằng những phương thức sau đây:

- Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng phương thức thương lượng hoặc hòa giải qua

trung gian. Trước hết, muốn thực hiện giải quyết bằng con đường này, các bên cần phải thương lượng với nhau về các mâu thuẫn xung đột, bất đồng nhằm tiến tới sự dung hịa về lợi ích cho cả hai bên. Trong trường hợp việc thương lượng khơng đạt kết quả các bên có thể lựa chọn giải pháp hịa giải với nhau thơng qua trung gian hịa giải. Việc quy định quy chế này nhằm tôn trong việc định đoạt của các bên và tránh được những chi phí khơng cần thiết do phải theo kiện trước tòa.

- Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế tài phán. Việc giải quyết tranh chấp phát

sinh từ HĐTD bằng con đường tài phán được xem như là giải pháp cuối cùng để phân định quyền lợi của các bên theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, theo quy định của BLTTDS năm 2015, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong đó có tranh chấp về HĐTD sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Ngoài ra, theo luật trọng tài thương mại năm 2010 nếu HĐTD có thỏa thuận của các bên về lựa chọn cơ quan tài phán là trọng tài thương mại thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài thương mại theo thủ tục tố tụng trọng tài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w