Giao kết hợp đồng tín dụng và hiệu lực của hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 54 - 55)

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.4.3. Giao kết hợp đồng tín dụng và hiệu lực của hợp đồng tín dụng

Đối với giao kết HĐTD

Giao kết hợp đồng tín dụng mang tính chất kỹ năng nghiệp vụ (ngân hàng) - pháp lý do các bên thực hiện theo trình tự luật định. Việc giao kết HĐTD được thực hiện theo trình tự sau đây:

- Bước 1: Đề nghị giao kết HĐTD

Đề nghị giao kết HĐTD là hành vi pháp lý do một bên thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thể hiện ý chí mong muốn được giao kết HĐTD. Thông thường, bên đề nghị giao kết HĐTD là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. Văn bản đề nghị chính là đơn xin vay vốn, được gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể, khả năng tài chính và phương án sử dụng vốn vay. Khách hàng gửi tài liệu cho ngân hàng để xem xét, thẩm định và được coi là bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng. Trên thực tế, trong những năm trở lại đây bên đề nghị giao kết lại là những TCTD.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ TD

Thẩm định hồ sơ TD là bước tiếp theo sau khi ngân hàng có được những thơng tin mà khách hàng cung cấp. Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ để xem xét tính pháp lý, xác định mức độ thỏa mãn các điều kiện vay vốn, dựa trên cơ sở đó để quyết định có CV hay khơng. Việc thẩm định hồ sơ do các cán bộ chuyên trách có chun mơn thuộc phịng thẩm định hoặc có thể do các cán bộ TD tiếp nhận khoản vay đó. Tùy từng ngân hàng mà sẽ có những cách phân cơng việc thẩm định là khác nhau. Sau khi thẩm định xong, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay. Trong trường hợp không cho vay, ngân hàng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho khách hàng biết.

Là bước tiếp theo sau khi thẩm định xong hồ sơ TD. Chấp nhận việc giao kết hợp đồng được hiểu là ngân hàng thực hiện dưới dạng văn bản gửi cho khách hàng thể hiện nội dung chấp nhận sự đồng ý giao kết HĐTD. Lời chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD chỉ được coi như một lời tuyên bố đồng ý ký kết, chứ không phải thay thế cho việc giao kết hợp đồng chính thức giữa hai bên. Bởi thực chất nó chỉ coi là hồn thành khi mà hai bên thương lượng đi đến thống nhất các điều khoản của HĐTD và hai bên ký tên trực tiếp vào hợp đồng.

- Bước 4: Đàm phán các điều khoản của HĐTD

Đây là bước cuối cùng trong quy trình giao kết HĐTD, cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình. Bước này, các bên sẽ gặp nhau trao đổi các điều khoản, sau đó là thương lượng đi đến thống nhất điều khoản. Bước này kết thúc nghĩa là hai bên đã đặt bút ký tên vào trong văn bản HĐTD.

Đối với hiệu lực của HĐTD

Theo quy định tại điều 117 BLDS năm 2015, HĐTD có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không

trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Với HĐTD, do tính chất mang tính rủi ro cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên cho nên pháp luật quy định chặt chẽ về vấn đề này. HĐTD là hợp đồng ưng thuận, cho nên theo quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản trong nội dung HĐTD và sau cùng là ký tên, đóng dấu vào văn bản HĐTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w