Quy định của pháp luật về bảo đảm khoản vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 58 - 59)

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.5. Quy định của pháp luật về bảo đảm khoản vay

Bên cạnh giá trị khoản vay mà khách hàng đề nghị, tính khả thi,hiệu quả của dự án vay mà khách hàng dự định thực hiện từ nguồn vốn vay,...một yếu tố cực kỳ quan trọng mà dường như không thể thiếu được trong hoạt động CV của ngân hàng đó là TSBĐ khoản vay.

Đảm bảo khoản vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp để bảo đảm thu hồi nợ của bên đi vay trong thời hạn TD đã được xác định giữa TCTD và khách hàng trong phạm vi luật cho phép.

Quan điểm của em thấy rằng, việc áp dụng bảo đảm khoản vay tại các NHTM là cần thiết, bởi xuất phát từ vai trò của TSBĐ khoản vay. TSBĐ quyết định trực tiếp tới khả năng vay vốn của khách hàng tại NHTM . Xuất phát từ tính chất rủi ro trong hoạt động cho vay mà hầu hết các khoản vay với ngân hàng, khách hàng đều phải có TSBĐ. Tài sản đảm bảo khoản vay là cơ sở để NHTM quyết định số tiền vay, mặt khác là cơ sở để NHTM đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp đến hạn thanh tốn mà khách hàng khơng trả hay trả khơng đủ số tiền đã cam kết trong hợp đồng. Ngân hàng lúc này sẽ thanh lý TSBĐ của khách hàng tại ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ với ngân hàng.

Mặc dù, nói như vậy khơng có nghĩa là NHTM nói riêng và các TCTD nói chung chỉ được cho vay khi khách hàng có TSBĐ thỏa mãn các điều kiện quy định. Nhà nước không can thiệp sâu vào vấn đề đảm bảo tài sản vay của TCTD, mà trao cho các TCTD thực hiện việc đó và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Đối với ngân hàng để thỏa mãn các nhu cầu, đối tượng khách hàng mà ngân hàng sẽ

thiết kế thành 2 loại sản phẩm vay: thế chấp (có TSBĐ) và tín chấp ( khơng có TSBĐ). Tuy nhiên ở mục này em chỉ xin phép nói về khoản vay có TSBĐ theo quy định của pháp luật.

Để có cái nhìn rõ nét hơn về tài sản bảo đảm khoản vay, em sẽ phân tích các hình thức bảo đảm khoản vay và quy định về xử lý tài sản đảm bảo. Thơng thường, hình thức bảo đảm khoản vay tại NHTM gồm 2 loại: Bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm bằng bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w