Quy định về nguyên tắc cho vay

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 40 - 42)

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

2.1.2. Quy định về nguyên tắc cho vay

Bản chất của NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đó, nguyên lý cơ bản để TCTD nói chung và NHTM nói riêng tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ là “ đi vay để cho vay” nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đây cũng chính là chức năng cơ bản của TCTD với tư cách là tổ chức trung gian tài chính trên thị trường. Chính đều này quyết định việc hình thành các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động CV của NHTM.

Nguyên tắc cho vay của NHTM được quy định rõ tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng13 do NHNN Việt Nam ban hành như sau: “ Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng ”. Vì vậy trên phương diện lý thuyết và pháp luật thì hoạt động cho vay của NHTM tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện và bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng tín dụng. Đây là một trong các ngun tắc cơ bản nhất có tính chất nền tảng là bước đệm để giao kết hợp đồng nói chung. Nên đương nhiên cũng là nguyên tắc cần thiết để tuân thủ khi giao kết HĐTD với NHTM. Các bên tham gia cần tự nguyện, tự do, ý chí và bình đẳng khi giao kết hợp đồng nhưng trên thực tế thì có nhiều ngun do khác nhau nên ngun tắc chưa được thực hiện tối ưu. Điều này có thể hiện ở, hầu hết các HĐTD đều thuộc loại hợp đồng mẫu, do bên cho vay là NHTM chủ động soạn thảo trước để khách hàng vay tham khảo. Nếu chấp nhận các điều khoản của hợp đồng mẫu thì bên vay ký kết HĐTD với tính chất như hành vi “gia nhập’’ hợp đồng. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng HĐTD với tính chất là hành vi gia nhập hợp đồng và bên vay hầu như khơng có cơ hội để thỏa thuận một cách bình đẳng về các điều khoản hợp đồng với bên kia là chủ thể cho vay.

13Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Nguyên tắc thứ hai, nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận trong HĐTD. Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì là do bên vay xác định và được bên cho vay thẩm định lại nhằm đảm bảo nhu cầu vay vốn đó khơng vi phạm pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay này được hai bên thỏa thuận và ghi rõ trong HĐTD. Đây cũng là cơ sở để quy định điều kiện giải ngân và kiểm tra quá trình sử dụng vốn bên vay sau cho vay. Việc bên vay sử dụng đúng mục đích vay là một trong điều kiện đảm bảo khoản vay và khả năng thu hồi nợ sau khi hết thời gian vay. Vì vậy, trước khi cho vay, NHTM phải tìm hiểu rõ mục đích vay của khách hàng để có thể đánh giá được dịng tiền, mức sinh lời và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quá trình giải ngân và sau giải ngân, NHTM phải kiểm tra xem xét khách hàng một cách cẩn thận và xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay hay khơng để có biện pháp xử lý kịp thời. Việc kiểm tra mục đích xử lý vay cịn tác động đến khả năng thu hồi nợ sau này. Khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ gây hậu quả lớn như không thu hồi được nợ, lãng phí vốn. Việc sử dụng đúng mục đích vay giúp khách hàng có khả năng chi trả nợ cho NHTM đúng hạn. Nâng cao được uy tín của khách hàng đối với NHTM giữ vững được quan hệ giữa bên vay và bên cho vay khi cần hỗ trợ vốn.

Nguyên tắc thứ ba, nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong HĐTD. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho NHTM duy trì bình thường và nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn huy động có lãi. Hồn trả thu nợ gốc lãi theo HĐTD là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động CV của NHTM. Điều này xuất phát từ nguyên lý mang bản chất “đi vay để cho vay”. Cho nên, nếu không thu hồi lại lãi và gốc thì NHTM sẽ khơng có khả năng lưu chuyển dòng tiền. Điều này sẽ dẫn đến khả năng chi trả của khách hàng đến với những chủ nợ của NHTM. Hơn thế, xét đến bản chất pháp lý, HĐTD là hợp đồng cho vay tài sản, nên quyền sử hữu tài sản là vốn vay đó sẽ được chuyển giao cho các bên sau vay khi đã được giải ngân. NHTM là người có quyền địi nợ với tư cách là chủ thể cho vay đối với bên vay khi đến thanh thanh toán trong HĐTD.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w