Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 79 - 94)

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt

động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Là một ngân hàng trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam, nhằm thực hiện tinh thần tuân thủ pháp luật và cũng đảm bảo cho ngân hàng về hoạt động CV, VIB đã ban hành các văn bản nội bộ hướng dẫn việc thực hiện hoạt động cho vay trong nội bộ ngân hàng. Đồng thời cũng tổ chức bộ máy quản trị, hoạt động điều hành để thực hiện hoạt động ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật. Hệ thống văn bản nội bộ của VIB rất đa dạng, phong phú, từ điều lệ hoạt động của ngân hàng, quy chế quản trị nội bộ đến các quy chế cho vay, các quyết định của Tổng giám đốc,...

Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn về các quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng, hội đồng quản trị ngân hàng đã ban hành quy chế cho vay số 2046/2014/QC-VIB về hoạt động cho vay, gửi tiền, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa VIB và các TCTD, chi nhánh ngân hàng khác [21]. Ngoài quy chế cho vay, VIB cũng ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn khác liên quan đến hoạt động cho vay như: quy chế phân cấp thẩm quyền phê duyệt TD, quy định hạn mức rủi ro TD áp dụng cho khối NHBL, quy chế bảo đảm tiền vay,..

Trong quá trình tìm hiểu PGD Thanh Xuân, nhận thấy một số vấn đề nổi cộm trong hoạt động CV của ngân hàng, cụ thể như sau:

Khi nhận được nhu cầu của khách hàng, cán bộ thẩm định phải tiến hành thu thập hồ sơ vay vốn cũng như hồ sơ TSBĐ. Đối với TSBĐ tùy từng loại tài sản cụ thể mà thẩm quyền định giá tài sản là khác nhau, có thể do cán bộ TD thực hiện hoặc do cán bộ thuộc phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng NHBL (ngân hàng bán lẻ) thực hiện. Việc phân quyền như trên là hợp lý, vừa bảo đảm tính cạnh tranh vừa đảm bảo tiến độ xử lý công việc. Theo đó, cán bộ TD phụ trách khoản vay chỉ được phép thẩm định trong phạm vi giá trị TSBĐ dưới 500 triệu đồng. Với khoản vay có TSBĐ cao hơn 500 triệu thì ngồi cán bộ phụ trách khoản vay thẩm định phải có trưởng phòng TD đi cùng. Tuy nhiên với áp lực cạnh tranh khách hàng với các ngân hàng khác, cùng với áp lực chỉ tiêu trong công việc, sự biến động về giá cả của thị trường cũng là những yếu tố dẫn tới việc định giá tài sản của cán bộ tín dụng sẽ không tránh khỏi những nhầm lẫn, sai sót. Chính vì lẽ đó, mà nó là một trong những tiềm ẩn gây rủi ro cho ngân hàng. Cần thiết phải có sự kiểm soát chéo của giám đốc kinh doanh và bộ phận thẩm định và phê duyệt tín dụng NHBL.

Thứ hai, thực tiễn hiện tại các khoản vay nợ xấu của ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, là những khó khăn trong thái độ hợp tác thu hồi nợ với khách hàng, bởi không phải khách hàng nào cũng thiện chí hợp tác cùng với ngân hàng để xử lý TSBĐ theo quy định. Ngoài ra, nhiều khách hàng bỏ trốn khỏi nơi cư trú, mất tích,.. để trốn tránh nghĩa vụ với ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc xử lý TSBĐ. Chính vì khó khăn trong thái độ hợp tác với khách hàng mà làm cho thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài dẫn đến sự giảm sút của TSBĐ theo thời gian và theo giá thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn thu hồi của ngân hàng.

Thứ ba, khó khăn trong quá trình làm việc với cơ quan tố tụng để xử lý nợ với TSBĐ để thu hồi nợ.

Việc cơ quan tiến hành tố tụng chậm thụ lý vụ án, xét xử vụ án bị kéo dài từ năm này sang năm khác dẫn tới tình trạng làm chậm thời gian xử lý và thi hành án vụ việc. Từ đây, vơ hình chung làm cho quyền lợi của ngân hàng bị ảnh hưởng.

Thứ tư, bất cập trong bảo hiểm tiền vay.

Trên thực tế, VIB đã liên kết chương trình bảo hiểm với công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, theo chương trình này mỗi khoản vay sẽ có sản phẩm

bảo hiểm đi cùng. Khi không may xảy ra sự kiện bảo hiểm ( được quy định sẵn trong hợp đồng bảo hiểm) trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực, Prudential sẽ tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho VIB. Như vậy, với công cụ này vốn vay của ngân hàng sẽ được bảo đảm. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng công cụ này VIB đã vấp phải vướng mắc trong việc tiếp cận, tư vấn khách hàng mua bảo hiểm. Bởi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa NHTM với nhau, việc thuyết phục khách hàng vay vốn mua bảo hiểm khoản vay là rất khó. Mặc khác, không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu mua bảo hiểm tiền vay, bởi vì nhiều khách hàng thực chất khó khăn về tài chính nên tìm đến ngân hàng để vay vốn nên thành ra họ cũng không đủ tài chính để mua thêm bất cứ sản phẩm khác nào của ngân hàng. Ngoài việc áp lực phải trả tiền lãi và gốc hàng tháng cho ngân hàng, khách hàng còn phải chi tiêu các khoản khác cho cuộc sống, cho nên tâm lý khách hàng muốn tiết kiệm để dành tiền thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Với những lý do đó mà trên thực tế bảo hiểm tiền vay áp dụng trong ngân hàng chưa đem lại hiệu quả cao.

Thứ năm, bất cập trong việc CV đối với khách hàng là hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân.

Như đã phân tích ở mục bất cập về đối tượng vay theo quy định pháp luật về hoạt động cho vay, em thấy rằng chính vì bất cập trong đối tượng vay là hộ kinh doanh, DNTN mà những chủ thể này bị hạn chế trong việc vay vốn của ngân hàng. Theo quy định nội bộ của VIB khi cấp TD cho khách hàng là hộ kinh doanh, DNTN thì chủ DNTN và chủ hộ kinh doanh phải đứng tên là cá nhân vay vốn tại ngân hàng. Việc quy định này, ngân hàng chỉ cấp TD với những chủ thể này như cấp tín dụng với cá nhân thông thường bao gồm tất cả những ưu đãi về khoản vay như cá nhân vay tại ngân hàng. Chính điều đó mà giảm đi nhu cầu vay vốn của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng khác của hộ kinh doanh và DNTN. Giải pháp tốt nhất, họ có thể làm được để thỏa mãn nhu cầu kinh doanh, sản xuất có lẽ là chuyển đổi sang các loại hình kinh doanh khác theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.

Thứ sáu, khó khăn trong việc áp dụng thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm

lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hO trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch covid - 1925.

Không thể khơng nói đến những tác động tích cực của thông tư 01, nó thực sự là phao cứu sinh cho các NHTM nói chung và TCTD nói riêng. Theo thống kê, tính đến ngày 25/12/2020, tất cả các TCTD đã vào cuộc và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 270.000 khách hàng, với dư nợ 355.000 tỷ đồng đồng [23]. Con số này tương đương khoảng 4% tổng dư nợ cho vay toàn ngành được cơ cấu và không bị chuyển nhóm nợ. Với VIB Thanh Xuân, ngân hàng đã tuân thủ theo đúng tinh thần của thông tư 01 này và kết quả là tỷ nợ xấu trong ngân hàng luôn ở mức thấp theo. Đây thực sự là dấu hiệu đáng mừng của cả hệ thống ngân hàng VIB. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là thông tư này chỉ áp dụng trong tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh, khi dịch bệnh hết nghĩ là thông tư sẽ hết hiệu lực hoặc sẽ bị thay đổi. Có thể nghĩ đến việc tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến do không được áp dụng cơ chế cơ cấu lại thời hạn trả nợ nữa. Do vậy, có thể ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Có thể gọi đây là thực tiễn khó khăn ngân hàng sắp phải đối mặt.

Ket luận chương 2

Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính, những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM đã tạo ra khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong hoạt động cho vay.

Những quy định của pháp luật về hoạt động CV và thực tiễn áp dụng các quy định tại NHTMCP PGD Thanh Xuân đã giúp ngân hàng xây dựng được hệ thống kiểm soát hoạt động cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Bên cạnh đó, VIB Thanh Xuân cũng gặp phải nhiều khó khăn như các NHTM khác từ việc áp dụng luật. Trong thời gian tới, cần thiết phải có những điều chỉnh nhất định hoàn thiện pháp luật về hoạt động CV của ngân hàng đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên tham gia quan hệ TD.

25thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch covid - 19.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Để hoàn thiện pháp luật về hoạt động CV của các NHTM một cách hiệu quả, theo ý kiến cá nhân em, các chủ thể liên quan cần chú ý tới một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, đảm bảo yêu cầu về quy trình thẩm định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro là những việc không biết trước được, có thể gây ra những tác động xấu đến tình hình hoạt động, kinh doanh. Đối với ngân hàng, nhất là trong tình hình hoạt động TD phát triển như hiện nay, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro. Kiểm soát rủi ro tốt nghĩa là ngân hàng có sức đề kháng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi những tác động không lường trước được và có khả năng đưa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro cho ngân hàng có thể đến từ chính khâu thẩm định của cán bộ TD từ khâu tiếp nhận đến khâu đánh giá TSBĐ.

Vì vậy, để đảm bảo hoạt động CV của NHTM đạt hiệu quả cao, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về quy trình thẩm định là cần thiết, trong đó quan tâm nhất thẩm định hồ sơ, nâng cao trình độ thẩm định cho cán bộ TD, bởi quy trình thẩm định có tốt thì mới giúp ngân hàng tránh được những rủi ro.

Thứ hai, đảm bảo yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất của các quy phạm pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM.

Trong phần đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về hoạt động CV, em đã chỉ ra sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, yêu cầu đặt ra phải làm sao có sự thống nhất giữa các văn bản này, đó cũng là cả một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu lại. Q trình hồn thiện pháp luật về hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM phải được thực hiện theo lộ trình nhất định và thực hiện đồng bộ. Để hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động CV cần có sự đóng góp của từng cá nhân và tập thể trong các giai đoạn của quá trình để hồn thiện. Quá trình đó cần được giám sát chặt chẽ, chỉ đạo sát sao, thường xuyên để đảm bảo tiến độ và chất lượng đặt ra, khơng thể đạt được kết quả tốt khi cịn làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm.

Thứ ba, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ TD

Việc hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động CV của NHTM nói riêng và pháp luật về ngân hàng nói chung cần đảm bảo được yếu tố lợi ích của các chủ thể tham gia và quan hệ mà pháp luật điều chỉnh. Đối với ngân hàng, cần đảm bảo lợi ích chủ yếu của ngân hàng là yếu tố lợi nhuận. Áp dụng các quy phạm pháp luật theo chuẩn mới, có phương hướng, lộ trình rõ ràng đảm bảo ngân hàng có thời gian tiếp nhận, thực hiện theo, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Đối với khách hàng là người đi vay tiền, tế bào sống của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ và chính sách về hoạt động CV tuy phải nghiêm minh để đảm bảo hiệu quả cho vay của cả hệ thống, tuy nhiên cũng cần có những điều chỉnh, những khung pháp lý riêng để hỗ trợ đối với chủ thể vay vốn muốn mở rộng, sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, hồn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cũng cần đảm bảo yếu tố an sinh xã hội, tuân thủ theo Hiến pháp và các quy định pháp luật tại BLDS, BLTTDS. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động CV là cần thiết, song xây dựng và áp dụng pháp luật không nên quá cứng nhắc sẽ khiến xã hội bị đảo lộn, đi ngược lại nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay

Để hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM được thực thi một cách hiệu quả, theo ý kiến, quan điểm của em cần hướng tới một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định về đối tượng vay

Các chủ thể vay vốn là hộ kinh doanh, DNTN thực sự rất thiệt thòi trong việc vay vốn của ngân hàng. Vấn đề này, pháp luật cần quy định riêng đối với chủ thể vay vốn là hộ kinh doanh, DNTN hoặc cần có những chính sách vay vốn riêng đối với những chủ thể này để làm sao hài hòa được lợi ích của các chủ thể vay vốn, tạo sân chơi bình đẳng, góp phần thúc đẩy mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, cần điều chỉnh mức thuế chuyển nhượng TSBĐ theo nghị quyết số 42/2017/QH14

Như đã giải thích ở phần khó khăn vướng mắc việc thực thi pháp luật ở chương 2, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Điều chỉnh mức thuế chuyển nhượng TSĐB theo nghị quyết 42/2017/QH14 này là hoàn toàn phù hợp cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Quy định này là cần thiết, bởi nó sẽ giảm phần gánh nặng chi phí khi chuyển nhượng TSBĐ cho ngân hàng, đảm bảo ngân hàng thu lại được đủ số tiền cho vay.

Thứ ba, cần hồn thiện quy định về tiến trình tiếp nhận, xử lý vụ việc thu hồi nợ

Việc tiếp nhận, xử lý vụ việc thu hồi nợ bị kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch, hoạt động của cả phía ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện quy định tiếp nhận, xử lý vụ việc thu hồi nợ là cần thiết để tránh tình trạng kéo dài thời gian xử lý vụ việc ảnh hưởng đến công việc, hoạt động kinh doanh của các bên. Ngồi ra, cịn quan tâm tới vấn đề thi hành án để hài hịa lợi ích cho cả hai bên tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.

Thứ tư, cần hoàn thiện về quy định cấp giấy phép của NHTM của luật TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 và văn bản hợp nhất số 48/VBHN-NHNN năm 2019 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn tại NHTMCP quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội 478 (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w