1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
1.1.2. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại
Trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động ngân hàng nói riêng và đặc biệt là bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, điều chỉnh bằng pháp luật là vô cùng quan trọng. Trong hoạt động của ngân hàng, các NHTM khơng thể tự mình giải quyết hàng loạt vấn đề như: phòng ngừa rủi ro, hạn mức cấp TD, xử lý TSBĐ, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu,.. .mà thông qua pháp luật, nhà nước sẽ thực hiện vai trị điều tiết nền kinh tế, duy trì trật tự kinh doanh và đảm bảo an toàn về pháp lý cho các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng. Bên cạnh đó, do hiệu ứng mang tính dây chuyền, nên điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo an tồn là u cầu mang tính khách quan.
Có thể hiểu: iiPhap luật về điều chỉnh hoạt động cho vay của NHTM là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các NHTM thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng”. Nói cách khác, pháp luật về hoạt động
cho vay của NHTM bao gồm quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong quá trình NHTM thực hiện hoạt động cho vay đối với khách hàng. Hình thức pháp lý của hoạt động cho vay thể hiện chủ yếu trong HĐTD với những nội dung quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của hoạt động này.
Hoạt động cho vay của NHTM nhất thiết phải được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật bởi:
Một là, xuất phát từ vị trí của hoạt động cho vay. Đây được coi là hoạt động rất quan trọng của NHTM. Bởi nó tạo ra nguồn lợi duy trì hoạt động của NHTM.
Hai là, hoạt động CV của NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro lớn. Tính rủi ro bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng của hoạt động cho vay là tiền tệ - loại hàng hóa có tính nhạy cảm và rủi ro cao. Việc thu hồi vốn của ngân hàng phụ thuộc vào thiện trí trả nợ của khách hàng.
Vì vậy, việc cần thiết phải tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để kiểm soát, đảm bảo an tồn cho hoạt động CV nói riêng và đảm bảo an tồn cho hệ thống ngân hàng nói chung. Đồng thời, điều này cũng ràng buộc pháp lý đối với chủ thể tham gia quan hệ cho vay, tạo ra những lá chắn để tránh khỏi những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.