2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động chovay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
2.3.3. Dư nợ chovay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tình hình dư nợ cho vay của VPBank Đơng Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Dư nợ cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh VPBank Đông Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018
(Nguồn: Phòng khách hàng DN 2016 - 2018 chi nhánh Đông Hà Nội)
Trong hoạt động kinh doanh của NH, dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng mà bất cứ một NH nào muốn phát triển đều phải quan tâm, dư nợ cho thấy quy mô và chất lượng tín dụng của NH đó. Từ bảng số liệu có thể thấy rằng dư nợ cho vay khách hàng DN của chi nhánh Đông Hà Nội tăng dần qua các năm từ 2016 đến 2018. Góp phần đáng kể vào mức tăng này là sự tăng lên của dư nợ đối với DNVVN. Năm 2016 ghi nhận lại dư nợ của khối DNVVN là 250.961 triệu đồng và chiếm 58,71% tổng dư nợ DN. Thị trường năm 2016 đánh dấu sự biến động mạnh về tỷ giá và nhu
Chỉ tiêu Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018
cầu về tín dụng của DN ở mức thấp. Bất chấp nhưng thách thức này, VPBank nói chung hay chi nhánh nói riêng vẫn tăng trưởng về cho vay khách hàng DNVVN. Sau một năm phát triển gói tín chấp 100% không TSBĐ, xây dựng mô hình kinh doanh chuyên biệt cho phân khúc đầy tiềm năng Micro SME, đồng thời cùng với việc thành lập trung tâm bán hàng trực tiếp SME, chi nhánh đã mang lại con số dư nợ khá tốt. Mặc dù phân khúc Micro SME có tiềm năng lớn nhưng sự thiếu hụt về TSBĐ, minh bạch tài chính và cấu trúc vốn yếu của khách hàng là những thách thức đáng kể. Các thách thức này đã và đang được giải quyết thông qua cơ chế định giá tín dụng phù hợp và sự đầu tư vào các công cụ quản trị rủi ro.
Giai đoạn 2016 - 2017, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhưng thành tựu đặc biệt với mức tăng trưởng GDP đạt 6,81% cao nhất trong vòng 6 năm trở lại và lạm phát được kiểm sốt ở mức tố 3,53%. Thêm vào đó là số lượng các DN mới thành lập trong năm 2017 lên đến 126.859 DN, tạo cơ hội lớn cho NH. Nhận thức được rào cản tiếp cận vốn của DN siêu nhỏ (chiếm số lượng lớn nhất trong phân khúc khách hàng DNVVN), NH đã cho ra mắt sản phẩm cho vay tín chấp đơn giản (Simple BIL) được thiết kế phù hợp với đặc điểm của DN. Và chi nhánh Đông Hà Nội cũng đã triển khai rất tốt dòng sản phẩm mới này. Cùng với chính sách phái triển và chương trình ưu đãi hấp dẫn, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên bán hàng ngày một đông do sự thành lập riêng một trung tâm bán hàng trực tiếp đã giúp chi nhánh có sự gia tăng lớn về tổng dư nợ, trong đó phải kể đến là dư nợ tín chấp. Năm 2017, chi nhánh có mức dư nợ cho vay DNVVN là 439.293 triệu đồng (chiếm 70,25% tổng số dư nợ cho vay DN), tăng 75,04% so với năm 2016.
Sang tới năm 2018, tốc độ tăng dư nợ DNVVN của chi nhánh có sự chậm lại, tốc độ tăng trưởng là 43,11%, được ghi nhận với con số 817.246 triệu đồng, tương đương với tỷ trọng 76,93% tổng dư nợ DN. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong dư nợ cho vay khách hàng DN có sự tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2016 - 2018. Sau một thời gian đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong phân khúc DN siêu nhỏ ở các năm 2016 - 2017, VPBank nói chung và chi nhánh nói riêng nhận thấy sự quan trọng của việc điều chỉnh mơ hình kinh doanh nhằm tăng năng suất bán hàng và nâng cao chất lượng tín dụng. Những công đoạn quan trọng này đã được thực hiện trong 2018, củng cố toàn diện toàn bộ quy trình tín dụng, từ việc gặp gỡ, thẩm định cho tới quản lý khoản vay. Bên cạnh đó, lực lượng bán hàng cùng đội ngũ thẩm định và phê duyệt cũng được đào tạo chuyên sâu hơn. Trước đây, khi mới triển khai sản phẩm cho vay tín chấp thì VPBank phải đối diện với tình trạng nợ xấu lớn, do vậy NH đã thắt chặt công tác thẩm định, phê duyệt. Có lẽ vì vậy nên năm 2016 chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cho vay DNVVN thấp hơn.
Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong nước và các chi nhánh NH nước ngồi nhưng Chi nhánh VPBank Đơng Hà Nội ln cố gắng đưa ra những giải pháp hồn thiện nhất để thu hút ngày một nhiều khách hàng hơn, tăng dư nợ cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Bên cạnh chỉ tiêu về tình hình dư nợ và tỷ trọng dư nợ thì cơ cấu dư nợ là chỉ tiêu để nhận biết rõ hơn về quy mô và tỷ trọng cho vay của NH theo từng tiêu chí.
>Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn:
Bảng 9: Dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn tại VPBank Đông Hà Nội 2016 - 2018
Số tiền Số tiền Tỷ lệ tăng/ giảm 2017/2016(%) Số tiền Tỷ lệ tăng/ giảm 2018/2017(%)
Dư nợ cho vay
DNVVN 250.961 439.29 3 75,04% 628.685 43,11% Cho vay ngắn hạn 176.551 4315.32 77,6% 456.523 44,78% Cho vay trung, dài hạn 74.410 123.96 9 66,6% 172.162 38,88%
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay DNVVN 100 100 100
Cho vay ngắn hạn 70.35 71,78 72,62
Cho vay trung, dài hạn 29,65 28,22 27,38
(Nguồn: Phịng khách hàng DN 2016 - 2018 chi nhánh Đơng Hà Nội)
Bảng 10: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn tại VPBank Đông Hà Nội 2016 - 2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm (%) Dư nợ cho vay DNVVN 250.961 100 439.29 3 100 75,04 628.685 100 43,11 Thương mại, dịch vụ 97.122 38,7 171.76 3 39,1 76,8 255.874 40,7 48,97 Sản xuất 110.673 44,1 199.87 8 45,5 80,6 290.452 46,2 45,31 Bất động sản và xây dựng 39.652 15,8 64.135 14,6 61,74 78.585 12.5 22,53 Ngành khác 3.514 1,4 3.517 0,8 0,01 3.774 0,6 7,31
(Nguồn: Phòng khách hàng DN 2016 - 2018 chi nhánh Đông Hà Nội) Đơn vị: triệu đồng
■ Dư nợ ngắn hạn ■ Dư nợ trung, dài hạn
Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay DNVVN tại VPBank Đông Hà Nội 2016 - 2018
Dư nợ cho vay ngắn hạn DNVVN của chi nhánh có xu hướng tăng lên. Năm 2016 dư nợ ngắn hạn của DNVVN là 176.551 triệu đồng. Năm 2017 tăng 138.773
triệu đồng tương đương tăng 77,6%. Năm 2018 dư nợ ngắn hạn DNVVN đạt 456.523 triệu đồng, tăng 141.199 triệu đồng tương ứng tăng 44.78%. Tỷ trọng dư
nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, tăng từ 70,35% năm 2016 lên 72,62% năm 2018. Ngược lại, cho vay DNVVN trung và dài hạn tuy có sự tăng trưởng nhưng tốc
độ tăng trưởng của nhóm này khơng nhanh bằng cho vay ngắn hạn. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn DNVVN của chi nhánh trong 3 năm giảm dần và lần lượt là: 29,65%; 28,22%; 27,38%. Điều này nói lên sự mở rộng cho vay DNVVN trong thời gian qua chủ yếu đến từ cho vay ngắn hạn. Sản phẩm vay vốn ngắn hạn theo hạn mức tín dụng phù hợp DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại có nhu cầu vốn thường xun trong q trình hoạt động kinh doanh. Đứng trên góc độ của chi nhánh, bởi tỷ lệ rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn nên NH tích cực mở rộng cho vay ngắn hạn. Điều này phù hợp với mơ hình hoạt động của các
DNVVN vì các khoản vay vốn ngắn hạn như mua nguyên vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch, ... nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh với đặc điểm là vòng quay thu hổi vốn nhanh. Còn các khoản vốn trung và dài hạn nhằm tài trợ DN mua sắm trang thiết bị, máy móc, đổi mới dây chuyền sản xuất,. cũng tăng lên một lượng đáng kể phù hợp với sự tăng lên quy mô dư nợ của chi nhánh. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu là do chi nhánh vẫn còn e dè trong việc cho vay
trung và dài hạn vì rủi ro cao hơn. >Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo lĩnh vực:
Bảng 11: Dư nợ cho vay DNVVN theo lĩnh vực tại VPBank Đông Hà Nội 2016 - 2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền Tăng/ giảm
(%)
Số tiền Tăng/ giảm (%)
Dư nợ cho vay DNVVN
250.961 439.293 75,04 628.685 43,11
Cho vay VNĐ 219.892 392.727 786 566.193 44.17
Cho vay ngoại tệ 31.069 46.566 49,88 62.792 34.85
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Dư nợ cho vay DNVVN 100 100 1ÕỠ
Cho vay VNĐ 87,62 894 90,06
Cho vay ngoại tệ 12,38 10,6 9,94
(Nguồn: Phịng khách hàng DN 2016 - 2018 chi nhánh Đơng Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy từ năm 2016 đến 2018 chi nhánh vẫn duy trì cơ cấu nợ tương đối ổn định. Đối tượng khách hàng của chi nhánh tập trung vào sản xuất và thương mại, dịch vụ. Hai ngành này rất đa dạng và phát triển năng động, phù hợp và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của đời sống, đây cũng là ngành mà Nhà nước đang quan tâm chú trọng phát triển. Chi nhánh đang tập trung vào hoạt động
cho vay đối với đối tượng khách hàng tiềm năng này. Dư nợ trong lĩnh vực sản xuất có sự tăng trưởng nhẹ về tỷ trong trong giai đoạn 2016 - 2018 và vẫn đóng vai trị chủ đạo trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Đứng thứ hai về tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN là lĩnh vực thương mại, dịch vụ với 97.122 triệu đồng năm 2016 tăng lên 266.874 triệu đồng năm 2018, tỷ trọng dư nợ cũng có sự tăng nhẹ từ 38,7% năm 2016 lên 40,7% năm 2018. Về lĩnh vực bất động sản và xây dựng vẫn tăng nhưng tỷ trọng thì có sự giảm sút bởi định hướng của VPBank nói chung và chi nhánh nói riêng thì lĩnh vực này thuộc ngành hạn chế tài trợ nhằm kiểm soát chặt chẽ rủi ro.
>Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo loại tiền:
Bảng 12: Dư nợ cho vay DNVVN theo loại tiền tại VPBank Đơng Hà Nội 2016 - 2018
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phịng khách hàng DN 2016 - 2018 chi nhánh Đông Hà Nội)
Bảng 13: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN theo loại tiền tại VPBank Đông Hà Nội 2016 - 2018
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền Tăng/
giảm (%)
Số tiền Tăng/ giảm
(%)
Dư nợ cho vay DNVVN 250.961 439.293 75,04 628.685 43,11
Nợ xấu 4.012 9.366 33,45 18.562 98,18
Nợ quá hạn 13.744 31.487 29,1 51.263 62,81
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,6 2,13 2,95
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,48 7,17 8,15
(Nguồn: Phòng khách hàng DN 2016 - 2018 chi nhánh Đông Hà Nội)
Ta thấy, dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh chủ yếu là cho vay nội tệ, tỷ
trọng dư nợ cho vay nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng này tăng liên tục trong ba năm. Trong khi đó dư nợ bằng ngoại tệ mặc dù có sự tăng trưởng về giá trị tuy nhiên xét trong tổng dư nợ của DNVVN lại có sự giảm sút về tỷ trọng từ 12,38%
41
năm 2016 xuống 9,94% năm 2018. Nguyên nhân là do số lượng khách hàng là DN xuất nhập khẩu tương đối ít. Điều này cũng đã phản ánh đúng tình hình trên thị trường và chỉ đạo của NHNN khi hạn chế việc cho vay vốn bằng ngoại tệ để chống tình trạng “đơ la hóa”, khuyến khích người dân sử dụng đồng Việt Nam. Chi nhánh đã tập trung vào hoạt động huy động bằng nội tệ và vì thế cũng chủ yếu cho vay bằng nội tệ.