3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chovay đối với doanh nghiệp vừa và
3.2.4. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Hoạt động kiểm tra nội bộ phải được thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện ra các sai sót và cảnh cáo các dấu hiệu vi phạm. Chi nhánh cần tiến hành kiểm tra để phát hiện và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy chế, tránh để đến khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý, gây tốn kém cho NH. Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân thành: giám sát trên từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. VPBank chi nhánh Đông Hà Nội cần tiến hành giám sát một cách định kỳ, thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời giảm thiểu rủi ro cho NH.
- Chủ động giải quyết nợ có vấn đề:
Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nhằm mục đích lành mạnh hóa hệ thống NHTM. Do vậy, chi nhánh cần có những biện pháp phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề để đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chi nhánh cần nhận biết được nguyên nhân nào dẫn tới nợ quá hạn (sự gia tăng của các khoản phải thu, sự suy giảm của tài khoản tiền gửi, hoàn trả nợ vay chậm hoặc quá hạn).Trên cơ sở đánh giá các khoản nợ quá hạn từ đó chi nhánh cần phải có những biện pháp thu hồi vốn phù hợp.
Một vài năm trước đây, do áp lực mở rộng quy mơ về tín dụng nói chung và cho vay DNVVN nói riêng tại chi nhánh VPBank Đông Hà Nội làm cho các điều kiện về thẩm định và xét duyệt khoản vay trở nên lỏng lẻo, dễ dàng hơn. Việc kiểm tra sau khi cho vay còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm và mang hình thức đối phó dẫn đến việc phát hiện các khoản vay có vấn đề cịn thiếu sót. Thêm nữa, việc khách hàng tái cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ là khá dễ dàng khiến cho việc đo lường chất lượng các khoản cho vay là khá khó khăn. Những nguyên nhân như vậy từ một vài năm trước đây làm cho các khoản nợ xấu ngày một gia tăng, như vậy để nâng cao chất lượng hoạt động xử lý thu hồi nợ xấu cần có các biện pháp như:
+ Đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ trực tiếp: Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp thích hợp để đơn đốc các khách hàng DNVVN trả nợ trong thời gian sớm nhất. Mặt
khác, chi nhánh cũng nên tạo điều kiện trong quyền hạn, phạm vi cho phép đối với những khách hàng thực khó khăn khi có nguồn trả nợ sẽ tiến hành thu nợ gốc trước và thu lãi sau, hoặc giảm lãi suất phạt quá hạn, lãi chả chậm.
+ Giám sát chặt chẽ hoạt động cơ cấu, gia hạn lại nợ: chỉ cơ cấu lại nợ cho khách hàng khi nhận thấy nguồn thu đảm bảo và phương án trả nợ khả thi. Việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng được thực hiện trên cơ sở khách hàng có đủ tài liệu, căn cứ chứng minh nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho NH, phương án khắc phục lỗ, nguồn trả nợ khả thi rõ ràng đảm bảo cả gốc và lãi trả đúng hạn theo đề nghị cơ cấu lại.
+ Khai thác và xử lý hiệu quả TSBĐ: chi nhánh tổ chức thực hiện đánh giá lại hiện trạng, giá trị thực còn lại của các TSBĐ và tiến hành phân loại theo tiêu chí thích hợp về khả năng phát mại, chuyển nhượng trên thị trường và tính pháp lý để đưa ra hình thức xử lý phù hợp. Với những tài sản có đủ điều kiện pháp lý, tính thanh khoản cao cần đề nghị khách hàng chủ động phát mại, chuyển nhượng để trả nợ cho NH. Có thể thực hiện một số cách như: khách hàng tự tìm kiếm người mua, NH hỗ trợ tìm kiếm người mua thơng qua việc công bố trên các phương tiện truyền thông, qua các trung tâm dịch vụ bán đấu giá,... sau đó đối tượng đồng ý mua lại tài sản thanh lý sẽ trực tiếp đến cùng khách hàng để tất toán khoản nợ, sau khi thu đủ cả gốc và lãi NH sẽ giải tỏa, xuất kho TSBĐ. Một cách khác là cho phép khách hàng dùng một tài sản khác có đủ giá trị để đảm bảo cho khoản vay (theo định giá của NH) nhưng tính thanh khoản thấp hơn để rút TSBĐ hiện tại ra tiến hành thanh lý.
+Ủy thác thu hồi nợ, bán các khoản nợ: Sau khi thực hiện những biện pháp vận động, đốc thúc khách hàng trả nợ hay thanh lý TSBĐ không đạt kết quả như mong muốn thì chi nhánh có thể lập hồ sơ bán nợ của khách hàng, trình lên hội sở xem xét phê duyệt để tiến hành bán nợ cho VAMC.