2.4. Đánh giá chung về hoạt động chovay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
> Nguyên nhân khách quan:
- Sự cạnh tranh ngày càng rõ rệt từ nhiều đối thủ cạnh tranh: các NHTM ngày càng cạnh tranh gay gắt về chính sách, giải pháp lãi suất cho vay và giải pháp về chăm sóc khách hàng. Là NH đi đầu trong việc mở rộng cho vay đối với DNVVN, tuy nhiên để tận dụng lợi thế này VPBank cần thực hiện tốt hơn nữa việc phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Môi trường kinh doanh chưa thực sự ổn định: Chịu sự tác động của môi trường
kinh tế và môi trường xã hội cũng tạo cho chi nhánh những khó khăn nhất định. Nền kinh tế Việt Nam những năm qua có phát triển tuy nhiên vẫn kém phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển một cách tích cực, tuy nhiên tỷ trọng của các ngành như bảo hiểm, tài chính, NH vẫn cịn thấp, gây ra khó khăn cho sự phát triển của NHTM. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các DN nước ngoài đã làm cho các DNVVN trong nước rơi vào tình trạng khó khăn, thách thức hơn. Chính sách vĩ mô nền kinh tế đang từng bước được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của đất nước và các thành phần kinh tế nhưng do các DNVVN luôn chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh nên các chính sách của chính phủ chưa thực sự hiệu quả.
- Mơi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ: Hoạt động của các tổ
chức tín dụng phải tuân thủ quá nhiều quy định của pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau do hoạt động của NH liên quan đến hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Trong khi đó, hệ thống pháp luật tại Việt Nam chưa hoàn thiện và chưa thực sự thống nhất chặt chẽ giữa các ngành nghề khác nhau.
- Nguyên nhân thuộc về DNVVN:
+ Vấn đề về tài sản bảo đảm: Để đảm bảo giảm bớt phần nào tổn thất của mình thì
NH phải yêu cầu điều kiện về TSBĐ nhưng phần lớn các DNVDN lại thiếu TSBĐ. Việc khơng có TSBĐ dẫn đến khó khăn cho cả DN và NH.
+ Thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án để vay vốn
+ Đạo đức của các DNVVN: NH phải đối mặt với rủi ro trong trường hợp khách hàng cố tình đưa ra hồ sơ khơng chính xác khiến cho quá trình thẩm định khơng diễn ra khó khăn.
> Nguyên nhân chủ quan
- Cơ chế cho vay chưa linh hoạt: Có thể mỗi khoản vay đều bắt buộc đầy đủ các
thủ tục sẽ gây mất thời gian cho những khách hàng vay thường xuyên, từ đó làm mất đi cơ hội kinh doanh của họ. Hình thức cho vay chưa thực sự đa dạng và phong phú, phù hợp với thực tế. Bởi theo lý thuyết thì chi nhánh cho vay dưới mọi hình thức nhưng thực tế chi nhánh chỉ chú trọng tập trung cho vay theo hạn mức hay cho vay từng lần, thấu chi.
- Công tác thẩm định các khoản vay còn chưa linh hoạt: VPBank hiện nay áp
dụng quy trình thẩm định khoản vay và giải ngân tập trung, chi nhánh Đông Hà Nội cũng hoạt động theo quy trình được áp dụng cho tồn hệ thống, trừ trường hợp được trình ngoại lệ thì chi nhánh khơng có quyền hạn trong xét duyệt tín dụng. Điều này dẫn đến sự không linh hoạt trong quá trình cho vay, chi nhánh cần chủ động hơn nữa trong việc thẩm định khách hàng. Việc áp dụng linh hoạt hơn các chính sách cùng với từng đối tượng khách hàng cụ thể sẽ giúp chi nhánh không bị bỏ lỡ khách hàng tốt.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế: CBTD có vai trị quan trọng, là người đầu tiên gặp trực tiếp khách hàng để tư vấn và đồng thời thực hiện công việc thẩm định và đưa ra kết luận về khách hàng. Do vậy CBTD cần có năng lực để đánh giá khách hàng từ đó nhận định trước được rủi ro của khoản vay. Tuy nhiên, cán bộ bán hàng trực tiếp của chi nhánh cịn có bộ phận không nhỏ là người trẻ, có kiến thức tốt tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm thẩm định khách hàng. Nhiều cán bộ không chủ động trong việc tìm hiểu thị trường, khách hàng do đó khơng thu được nguồn thơng tin chính xác, hầu như chỉ phụ thuộc vào các thơng tin do chính khách hàng cung cấp. Hoặc có tình trạng CBTD khơng tích cực, sát so trong việc thực hiện đôn đốc thu hồi nợ.
- Cơng tác phịng ngừa rủi ro chưa được sát sao: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại
chi nhánh còn nhiều hạn chế, công tác giám sát đơi khi cịn mang tính chất hình thức. Khi khoản vay giải ngân xong, CBTD thường ít quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến việc trả nợ của khách hàng. Có những trường hợp khách hàng dùng vốn sai mục đích đã cam kết mà CBTD không phát hiện kịp thời để xử lý gây tổn thất cho NH.
- Hoạt động marketing vẫn gặp nhiều khó khăn: Hoạt động quảng bá sản phẩm
cũng như quảng bá sản phẩm của chi nhánh mới chỉ được thực hiện trong phạm vi nhỏ hẹp trong khi đây là một việc quan trọng, giúp quá trình tiếp xúc khách hàng tạo ra hiệu quả, tạo ra hình ảnh của NH và sự tin tưởng của khách hàng đối với VPBank Đông Hà Nội. Với tiền đề những khách hàng hiện hữu, dư nợ bổ sung tập trung phần lớn vào những khách hàng hiện hữu. Trong khi việc khai thác khách hàng mới vẫn chưa thực sự hiệu quả theo kế hoạch mà chi nhánh đặt ra. Đối với việc tìm kiếm khách hàng mới, hoạt động telesales hay direct sales tư vấn giới thiệu sản phẩm vẫn chưa được rộng rãi và mang lại hiệu quả như mong đợi.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động cho vay DNVVN của VPBank - chi nhánh Đông Hà Nội cịn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Những ngun nhân ở trên khơng chỉ ở chi nhánh mà cịn là ngun nhân ở chung tồn hệ thống làm cản trở quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay DNVVN. Việc tìm hiểu nguyên nhân là cơ sở cho quá trình hình thành các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NH TMCP VIỆT NAM
THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
3.1. Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Việt NamThịnh Vượng - Chi nhánh Đông Hà Nội